Nhà có người mới mất kiêng ăn bún và nên kiêng ăn gì?

Nhà có người mới mất kiêng ăn bún không? Và tại sao không được cúng bún cho người mới mất?

Trên thực tế, việc kiêng kỵ khi người thân trong gia đình mất đi rất được người Việt Nam chúng ta chú trọng. Bên cạnh việc giúp linh hồn người mất nhanh chóng siêu thoát ra thì còn phải đảm bảo cho sự bình an cho những người đang sống trong gia đình nữa. Trong số đó thì bún lại là một thực phẩm được cho rằng nên kiêng khi làm lễ cúng cho người vừa mới chết. 

Một số ý kiến cho rằng, nên cúng cơm cho người mới mất vì việc kiêng cúng bún, phở vào đám tang sẽ giúp người thân còn sống được bình an và có thể tránh được sự xui xẻo nhưng chưa hề có một sự chứng minh hay một thẩm định của bất kỳ chuyên gia nào.

Xem thêm:

Vậy nhà có người mới mất kiêng bún không?

Việc kiêng bún xuất phát từ tâm niệm của văn hóa người Việt Nam chúng ta từ xưa, trong đó có những vùng miền kiêng kỵ cúng bún cho người mới mất nhưng một số nơi khác thì không. Nhưng tuyệt đối chỉ thờ cúng bún trên bàn thờ gia tiên, ngoài trời còn đối với bàn thờ người mới mất thì phải kiêng.

Kiêng ăn bún khi nhà có người mất
Nhà có người mất kiêng ăn gì

Ngoài ra, cũng có nhiều lý do khác nhau có thể giúp chúng ta tin tưởng vào việc không cúng bún khi gia đình có người mới bị mất. Còn thực tế thì việc nhà có người mới mất kiêng ăn gì thì không có, người nhà có thể ăn bất cứ thứ gì mà không cần phải kiêng gì cả.

Tại sao nhà có người mất không được ăn bún?

Theo quan niệm dân gian từ xưa đến nay, việc khi một ai đó bị chết (mất) sẽ được đầu thai sang một kiếp khác. Khi còn sống họ sống nhờ cơm (gạo lúc chưa nấu), gạo có ý nghĩa rất quan trọng trong truyền thống, quan niệm của người Việt vì vậy khi cúng ngoài trời chúng ta thường thấy có hai bát gạo và muối.

Và khi chúng ta cúng thì cơm là thứ không thể thiếu đối với vong linh người chết hay còn gọi đám ma (đáng tang) sẽ họ biết chấp nhận cái chết và sớm đầu thai, họ sẽ hoan hĩ cùng thân quyến bao gồm người ruột thịt lẫn bà con tới cúng viếng ăn bữa những bữa cơm cuối cùng của kiếp này. 

Ngoài ra, một số quan niệm cho rằng việc cúng bún cho người mới mất là kiêng kỵ, bởi vì bún là nhưng sợi dài, mềm và dễ trôi. Khi cúng bún vừa không đúng, vừa có thể dẫn tới những điều không may, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe, may mắn đau thương đối với người trong nhà.

Chính vì vậy, nhà có người mới mất nên kiêng ăn bún, trong những ngày tổ chức tang lễ việc cúng cơm cho người mất cũng được thực hiện đầy đủ như khi đang còn sống. Nó chỉ khác ở chỗ là cần có thầy cúng dẫn độ thì vong linh mới có thể hoan hĩ được. 

Gia đình có người thân mất thì nên kiêng bún trong bao lâu?

Thông thường việc kiêng bún khi trong gia đình có người bị mất sẽ kéo dài khoảng một năm. Tức nếu mất ngày tháng nào thì đến năm sau đúng ngày tháng đó sẽ có thể cúng bún nhưng không phải để ở bàn người thờ người mất. 

Bún này sẽ sử dụng để cúng cho gia tiên trên mâm thờ bàn gia tiên cấp cao hơn, và để cho bà con tới cúng cùng gia đình ăn. 

Cha me dua tang con cai jpg
Người ta cho rằng: Người mới mất thường vì lý do nào đó mà lưu luyến nhân gian vì vậy cần phải siêu độ cho họ.

Bên cạnh đó thì cũng có rất nhiều loại thực phẩm khác cần chú ý kiêng kỵ khi cúng cho người mới mất nữa, và cũng tùy vùng miền mà nó có thể khác đi một chút. Nhưng nhìn chung, hầu hết các quan niệm này đều xuất phát từ tín ngưỡng thờ gia tiên mà ra. 

Ngoài kiêng ăn bún ra thì còn phải kiêng gì?

Mặc dù những vấn đề kiêng kỵ trong ăn uống khi có người mới bị mất không hề có nhắc đến trong sách báo hay văn bản có chứng thực về khoa học nào, nhưng những quan niệm này đã sống trong văn hóa người Việt chúng ta từ xưa đến nay. Có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” chính vì vậy rất ít ai giám làm trái những vấn đề kiêng kỵ trong nhân gian, nhất là người lớn, người có gia đình. 

Tham nha nguoi khac dau xuan
Những điều cấm kỵ đối với gia đình có người mất

Người có gia đình và người lớn tuổi sẽ có cái nhìn thấu đáo hơn về cuộc sống và biết lo nghĩ cho những người trong gia đình xung quanh mình vì vậy việc kiêng kỵ trong đám tang cũng vậy. Một nỗi sợ liên quan đến đám tang nhiều nhất đó chính là “trùng tang”, nó đại loại như một hệ lụy có khiến rất nhiều khác trong gia đình bị chết nối tiếp nhau. 

Chính vì vậy, hãy cân nhắc với các thực phẩm có thể gây nguy hại cho người nhà khi có tang (có người mới bị mất).

Nhà có người mới mất kiêng ăn gì?

Các thực phẩm, món ăn cần kiêng khi trong gia đình có người mới mất.

  • Kiêng rau đay, mùng tơi: Theo tương truyền, các loại rau này ảnh hưởng tới quan niệm tâm linh là vì lá và cây của nó “nhớt, nhớt”, “trơn” khiến chúng ta có thể liên tưởng đến “dớp”.
  • Kiêng lươn, trạch, các loài cá da trơn khác: Nó cũng tương tự như cây rau mùng tơi, tức liên quan đến sự trơn trượt.
  • Kiêng những loại cá nhỏ chạy theo đàn: Theo dân gian, việc ăn các loại cá nhỏ chạy theo đàn sẽ như việc “trùng tang”, người thân có thể nối tiếp nhau mà xảy ra việc không hay. 
  • Kiêng giá đỗ: Giá đỗ hay đậu xanh là một loại thực phẩm kiêng kỵ được chú trọng nhiều nhất trong khi đặt mâm cơm cúng cho vong linh người mất. Bạn nên chú ý điều này. 
  • Kiêng ăn tôm: Tôm là một loại thực phẩm phải kiêng khi đặt mâm cơm cúng cho vong linh người mới mất. Lý do thì thực tế chưa rõ ràng nhưng đây là một lưu ý khá quan trọng cần phải biết. 
  • …. Và có thể còn nhiều nữa vì còn phải tùy thuộc vào văn hóa vùng miền. 
Nhà có người mới mất nên kiêng ăn tôm
Nhà có người mới mất nên kiêng ăn tôm

Ngoài ra thì cũng còn rất nhiều điều phải kiêng kỵ khác nữa khi gia đình có việc không may xảy ra. Tất cả những điều cấm kỵ này chỉ nhằm mục đích mong muốn cho người mới chết được sớm siêu thoát và người ở lại bình an hơn trong cuộc sống tương lai. Bạn có thể tham khảo chúng ngay dưới đây.

Kieng cuoi hoi
Cuới hỏi cũng là một điều cấm kỵ trong thời gian chịu tang của gia đình. Vì thế gia đình người mới mất nên kiêng kỵ điều này.

Nhà có người mới mất nên kiêng gì?

Theo phong tục, những việc cần làm khi nhà có người mất là rất nhiều nhưng đa số nhiều vùng miền trong nước đều tuân theo những điều không nên làm (kiêng) dưới đây:

1. Kiêng tới tham dự khánh thành, khai trương

Theo quan niệm, trong gia đình có đám tang thì người đó sẽ mang khăn tang. Nó được coi là sự khó khăn, xui xẻo, … chính vì vậy người ta cho rằng người mang trong gia đình có đám tang sau khi tham dự sẽ mang tới sự xui xẻo trong kinh doanh của người khác. Đây là một trong những điều được cho rằng cần chú ý kiêng đối với nhà có người thân mới bị mất.

2. Nhà có người mất nên kiêng sử dụng đồ của người đã khuất

Người ta cho rằng, khi người nào đó bị chết thì cần phải đốt (hỏa táng) tất cả đồ vật cần thiết của họ khi còn sống, nếu không sau khi mất họ sẽ quay lại dương gian để đòi lại chúng. Trừ một số đồ đạc có giá trị như điện thoại, xe máy, ô tô,… thì thường tất cả áo quần người mới chết đều được đem đốt toàn bộ.

Có nhiều tin đồn cho rằng, việc sử dụng lại đồ người đã khuất mà không khấn vái xin phép họ sẽ khiến người sử dụng bị xui xẻo, đau ốm, tai nạn. Chính vì vậy, thường chỉ có người thân ruột thịt trong nhà mới giám sử dụng những món đồ này. Những điều này chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh cả cho nên chỉ mang giá trị tham khảo.

3. Không nên để cho mèo, chó chảy qua quan tài, xác chết

Theo dân gian, để tránh hiện tượng “quỷ nhập tràng” sau khi mèo nhảy qua xác chết thì trong thời gian linh cữu người mất đang được để ở nhà cần phải được gia đình thay nhau canh giữ. Hiện tượng “quỷ nhập tràng” nhằm nói đến việc xác chết sống dậy sau đó biến thành quỷ và đi bắt người vì vậy cần kiêng cho chó mèo lãng vãng quanh quan tài, xác chết. Tất nhiên là đó cũng chỉ là tin nhưng không ai giám coi thường mà đùa giỡn với những vấn đề tâm linh này.

Nhà có người mất nên kiêng để chó mèo nhảy qua xác người chết
Nhà có người mất nên kiêng để chó mèo nhảy qua xác người chết

4. Kiêng không được để người mới chết cầm theo đồ của người còn sống

Điều này có nghĩa rằng, để đưa đồ đạc đi cùng người bị chết xuống âm phủ thì cần phải đốt chúng. Nhưng tuyệt đối không được đốt nhầm của người khác trong gia đình vì người ta đồn rằng sau khi làm như vậy thì sẽ mang lại sự xui xẻo cho người còn sống.

5. Kiêng không được để nước mắt rơi lên xác người đã khuất

Trong thời gian khâm liệm đưa xác chết vào trong quan tài thì người trong gia đình cần chú ý không được để nước mắt rơi vào xác người mới chết. Vì theo quan niệm xưa, nếu nước mắt ai đó rơi lên xác chết người thân thì sẽ gặp xui xẻo, gặp trắc trở trong cuộc sống. Ngoài ra, nguy hiểm hơn đó chính là hiện tượng “quỷ nhập tràng”.

6. Nếu không biết chắc ai gọi thì kiêng không nên trả lời

Tuy việc này không có căn cứ, nhưng nhiều tin đồn truyền tai trong nhân gian cho rằng khi trong thời gian gia đình có người mất thì người đó sẽ còn hoài niệm, lưu luyến vì vậy sẽ cố gắng liên lạc với người thân bằng cách gọi tên. Và nếu ai nghe được tiếng gọi đó và trả lời thì rất có thể bị dẫn đi theo về cõi chết.

Chính vì vậy, nên chú ý lúc ban đêm nếu không biết rõ ai gọi tên mình thì không nên trả lời.

7. Ba ngày đầu tiên sau tang lễ kiêng không nên tới thăm gia đình khác

Theo quan niệm xưa, người trong gia đình có tang mang trên mình sự khó khăn, xui xẻo vì vậy khi tới gia đình người khác. Thời gian này thường là sau ngày làm lễ, tức trong vòng ba ngày tính từ thời điểm ngày xác chết được hoàn thành việc chôn cất.

8. Nên kiêng ăn tiệc, cưới hỏi, khai trương, giải hạn, cúng đất,..

Người nhà cũng không được tổ chức các sự kiện quan trọng như cưới hỏi, các lễ động thổ đất đai, xây nhà, cúng đất hay giải hạn,.. Vì sự xui xẻo sẽ kéo theo hệ lụy không tốt về sau.

Ngoài ra, thì điều kiêng kỵ này cũng dựa theo quan niệm về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, đối với vợ chồng có một người bị chết thì cũng phải quả ba năm mới được lấy lại người khác.

Nhà có người mất kiêng tổ chức cưới hỏi
Nhà có người mất kiêng tổ chức cưới hỏi

9. Kiêng ăn uống, tiệc tùng quá lớn trong vòng một năm

Việc kiêng không ăn uống rầm rộ ngoài việc khiến người thân tốn tiền của, gây nên lãng phí, người ngoài còn có thể đánh giá là “vui vẻ khi người nhà bị chết”. Trên thực tế thì người đã mất không hề hưởng được gì mà còn phải chịu nghiệp do chính người còn sống tạo ra.

Người thân trong nhà tốt nhất nên làm lễ cúng vừa phải, không nên quá linh đình, nếu có thể thì nên tích phước bằng việc phóng sinh, giúp người, thả đèn hoa đăng, nếu có thể thì hãy ăn chay, niệm Phật,… giúp người đã khuất hồi hướng.

10. Kiêng tới thăm mộ lúc nữa đêm

Vì sợ người thân mới mất bị cô đơn, lãnh lẽo nơi chốn hoang vu mồ mã mà thời gian đầu mới chôn cất, nhiều gia đình sẽ đem củi, lửa lên mộ để đốt qua đếm giúp linh hồn người mất có thể cảm thấy ấm áp hơn. Tuy việc này là tốt vì xuất phát từ cái “tâm” của người còn sống thì không nên tới nghĩa địa vào ban đêm vì nơi đây “tà khí” khá nhiều, rất dễ bị khí lạnh, khí độc xâm nhập vào ban đêm.

Kiêng viếng mộ ban đêm - Một trong những điều cần kiêng
Kiêng viếng mộ ban đêm – Một trong những điều cần kiêng

Ngoài ra, trong nhân gian còn đồn rằng ban đêm ở các vùng nghĩa địa có rất nhiều ma quỷ, và nếu là người yếu bóng vía rất dễ bị dọa hoặc bị ma nhập,…

11. Kiêng xông đất nhà người khác vào đầu năm

Giai đoạn dịp tết Nguyên Đán đầu năm là một ngày lễ lớn của dân tộc, và chính những ngày đầu năm sẽ quyết định cho sự may mắn, hanh thông cho suốt cả năm. Chính vì vậy nếu trong gia đình có người mới mât, gia đình có tang, có khó thì cũng không nên tới nhà khác chúc tết.

Chỉ có thể tới thăm tết khi cúng đưa (thường là mồng 3 Tết) xong hoặc ít nhất là qua ngày mồng 2 mới nên đi. Khi đi thăm Tết thì tốt nhất chỉ nên tới những nhà bà con đang chịu tang như mình là tốt nhất.

12. Kiêng làm việc đại sự, xây nhà

Gia đình có người mất không nên làm các việc đại sự trong thời gian để tang người quá cố. Như xây nhà, sắm các vật dụng đắt tiền cho phong thủy như bình phong, lộc bình, tủ thờ,… Ngày tết cũng không nên lau chùi lư đồng hay dọn bàn thờ, mà chỉ dùng chổi lông quét sạch là được.

Kết luận

Kiêng kỵ trong ăn uống khi trong gia đình có người thân mới mất là việc được chú trọng và truyền trong nhân gian từ xưa đến nay. Và nó đã góp phần xây dựng nét đẹp trong văn hóa con người Việt Nam chúng ta.

Qua đó chúng ta sẽ biết trân trọng những gì hiện hữu, biết đến nguồn cội ông bà tổ tiên. Có câu “nghĩa tử là nghĩa tận” nhưng người ở lại cũng nên cố gắng “buông bỏ” để sống tiếp tốt hơn.

Những điều cấm kỵ trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, nó không hề được khoa học kiểm chứng, vì vậy dù bạn là người kiêng hay không cũng chỉ nên sử dụng thông tin trong bài với mục đích tham khảo. Nhưng có thể tìm hiểu để không quá lúng túng nếu không may gặp tình trạng “nhà có người mất phải làm gì“.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang mục đích tổng hợp thông tin để tham khảo, mọi nội dung được tạo ra thông qua việc khảo sát ý kiến, lời khuyên và đánh giá từ các bậc chuyên gia và người có kinh nghiệm trong văn hóa Việt. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ chúng tôi.

Thẻ Tag: thêm thích; đựng nhà; thích trả; tìm hiểu; người sau khi; nhà mới có người mất; kiêng bún

5/5 - (6 bình chọn)

Vô Minh

Gọi tôi là Vô Minh Thiền Sư. Vô trong không. Minh trong sáng. Thiền Sư chỉ là cách gọi. Thực ra tôi chỉ không là gì cả, thân thể này chỉ là tạm bợ mà thôi.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button