Lễ cúng 100 ngày là gì? Cách chuẩn bị mâm cúng 100 ngày.

Chuẩn bị mâm cúng 100 ngày là thông tin được người nhà quan tâm để làm lễ cho người thân mới mất của mình. Cũng tương tự như lễ cúng 49 ngày thì cúng 100 ngày cũng cực kỳ quan tâm. Vậy làm thế nào và nên chuẩn bị mâm cúng ra sao hợp lý nhất. Người Việt Online mời bạn tham khảo bài viết sau đây để có những thông tin chuẩn nhất nhé. 

Lễ cúng 100 ngày là gì?

Có lẽ lễ cúng 100 ngày thì ai cũng biết, thế nhưng việc chuẩn bị mâm cúng 100 ngày không phải ai cũng rành. Thế nhưng trước hết ta cùng đi tìm hiểu những thông tin quan trọng và cơ bản nhất đối với bất kỳ mâm cúng 100 nào. 

Lễ cúng 100 ngày còn được gọi là lễ tốt khốc hay là thôi khóc, là một nghi thức trong Đạo Phật. Theo quan niệm xưa, khi một người qua đời, hồn linh của họ sẽ còn lưu luyến và lang thang trong nhà trong khoảng thời gian 100 ngày.

Vì vậy, để giúp vong linh đi đến nơi an nghỉ một cách an tâm, gia đình cần tổ chức lễ cúng trong vòng 100 ngày sau khi người mất để cầu nguyện cho họ được an nghỉ và tịnh độ.

Cách Chuẩn Bị Mâm Cúng 100 Ngày

Ý nghĩa cúng 100 ngày

Một số quan niệm khác lại nói lễ cúng này là để con cháu trong gia đình tưởng nhớ người đã mất. Nhằm thể hiện lòng thành kính, tiếc thương nhưng cũng từ đây sớm vơi đi nỗi buồn thương. 

Nếu trong thời gian này, gia đình không tổ chức các nghi lễ cúng để cầu nguyện cho hồn linh được an nghỉ, thì vong linh có thể sẽ tiếp tục lang thang trong không gian và chưa thể về nơi an nghỉ của mình. Điều này có thể làm cho họ cảm thấy mất an ninh và khổ đau, còn gia đình cũng sẽ gặp phải những tai họa khó lường.

Để giúp cho vong linh được an nghỉ và tịnh độ, gia đình thường tổ chức các nghi lễ cúng như lễ tế tụng kinh, lễ xá tội, lễ cầu siêu, lễ thỉnh cầu bình an và cầu độ cho hồn ma của người mất. Trong lễ cúng, gia đình sẽ dùng những vật phẩm như trái cây, rượu, bánh mứt, đèn và hoa để cúng tế và cầu nguyện.

Nguồn gốc cúng 100 ngày

Nguồn gốc cúng 100 ngày

Có nhiều ý kiến cho rằng, lễ cúng 100 ngày, hay còn được gọi là lễ tốt khốc hoặc thôi khóc, là một nghi thức tôn giáo có nguồn gốc từ tín ngưỡng của người Trung Hoa.

Với sự ra đời của đạo Phật, lễ cúng 100 ngày đã trở nên phổ biến hơn trong các tín ngưỡng Phật giáo và chịu ảnh hưởng của đạo Phật. Theo giáo lý Phật giáo, bằng cách cúng cơm 100 ngày, Tăng Ni (phật tử) có thể cầu nguyện và giúp linh hồn người mất vượt qua những thử thách và đạt được sự siêu thoát. Điều này giúp cho người mất có thể yên tâm và đi đến nơi an nghỉ cuối cùng một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, lễ cúng 100 ngày cũng là lễ tiễn đưa người quá cố sang thế giới bên kia. Trong đó, bữa cơm được đặt trước bàn thờ người mất khi tròn 100 ngày thay cho lời tiễn đưa. Qua đó, người sống có thể hoàn thành trách nhiệm tâm linh với người quá cố và thỏa mãn mong muốn của mình.

Lễ cúng 100 ngày không chỉ là một nghi thức tôn giáo quan trọng mà còn mang đến ý nghĩa tâm linh sâu sắc cho người tham gia. Nó giúp người thân của người mất có thể tìm được sự an ủi và giảm bớt nỗi đau đớn sau khi người thân của họ qua đời.

Đồng thời, lễ cúng 100 ngày cũng giúp cho người sống có thể hoàn thành trách nhiệm tâm linh với người quá cố và đảm bảo an nghỉ cuối cùng cho linh hồn của người mất.

Cúng 100 ngày người chết

Cách tính 100 ngày cho người chết 

Cách tính cúng 100 ngày khá đơn giản mà không cần nhờ tới thầy cúng làm gì. Bạn chỉ cần dựa vào thời gian người thân ngừng thở, ngừng sự sống rồi cộng thêm 100 ngày là ra. Dù tháng đó là tháng đủ hay tháng thiếu thì cũng cứ cộng 100 ngày.

Tuy nhiên nhiều nơi cho rằng lễ cúng 100 ngày nhưng phải làm ngày thứ 99. Bởi vì trúng ngày họ mất thì cúng bái người chết sẽ không ăn được gì. 

Cách cúng 100 ngày cho người mất

Để chuẩn bị cho bữa cơm cúng 100 ngày, gia đình thường sẽ dựng bàn thờ và dâng lên đó một bát cơm úp và một vài món ăn đơn giản, tùy theo sở thích của người chết. Những món ăn này thường là đơn giản, không đòi hỏi cầu kỳ, vì đây là một bữa cơm gia đình bình thường. Nhưng lưu ý nên tránh các thực phẩm kiêng kỵ trong đám tang vì có thể khiến gia đình gặp nguy hiểm.

Sau khi dựng bàn thờ và dâng lễ, gia đình sẽ thắp hương và đặt đôi đũa vào giữa bát cơm, cùng với chén rượu và chén nước. Sau khi đã kính cẩn cúng dường, gia đình sẽ ăn bữa cơm cùng nhau, giống như một bữa cơm gia đình thường ngày.

Chuẩn bị mâm cúng 100 ngày

Để thực hiện phong tục cúng 100 ngày, gia đình nên chuẩn bị kỹ lưỡng và tôn trọng truyền thống và tín ngưỡng của dân tộc.

1. Sắm lễ cúng 100 ngày gồm những gì?

Cách cúng 100 ngày cho người mới mất thường tổ chức đơn giản hơn một chút, không quá cầu kỳ như 3 hay 49 ngày. Lễ cúng này thường chỉ có con cháu trong gia đình, ít khi mời khách. Một vài lễ vật cần có để tiến hành cho mâm cúng là: 

  • 1 Bát cơm trắng úp đầy
  • 1 Quả trứng luộc bóp ở giữa nứt đôi đặt cùng với đĩa muối trắng 
  • Mâm cơm chay hoặc có thể chuẩn bị cơm mặn. Nên chuẩn bị những món người thân khi còn sống yêu thích. 
  • Rượu trắng 
  • Nước 
  • Hương và hoa quả 
  • Có đầy đủ vàng mã để cúng 100 ngày như: quần áo, tiền lộ phí cho người mất, đồ đạc và một số thứ khi sống họ thường dùng… 

2. Vàng mã cúng 100 ngày gồm những gì?

Đối với phong tục cúng 100 ngày của người Việt Nam thì việc sử dụng vàng mã để cúng là cực kỳ cần thiết, nó không thể thiếu đối với bất kỳ đại lễ tâm linh nào. Cách cúng 100 ngày cho người mới mất ở mỗi gia đình cũng không hoàn toàn giống nhau.

Việc sắm lễ cúng 100 ngày gồm những gì sẽ phải tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, số lượng vàng mã, giấy tờ dùng để đốt hay việc mời khách đến nhà cũng sẽ thay đổi khác nhau.

  • Số lượng vàng mã không cần quá nhiều. Đơn vị tính thường dùng là xếp hoặc đinh. Ví dụ: 1 xếp = 1 đinh.
  • Tiền âm phủ: Tiền âm phủ cũng rất quan trọng. Nhằm làm lộ phí cho người chết đi đường.
  • Đồ đạc vật dụng cần thiết bằng giấy: Mũ, nón, áo quần, điện thoại, tivi, xe máy, nhà,…. Gồm tất cả những vật dụng thường dùng khi còn sống.
  • …..
Các loại vàng mã cúng 100 ngày
Các loại vàng mã cúng 100 ngày

3. Bài cúng lễ tạ 100 ngày bốc bát hương

Thông thường, khi làm lễ cúng 100 ngày thì mọi gia đình đều nhờ tới sự giúp đỡ của các thầy cúng, các vị sư thầy để dẫn độ, giúp vong linh hồi hướng và sớm siêu thoát. Ngoài ra, các thầy sẽ đọc kinh để gửi lễ vật tới vong linh, giúp vong linh nhận được hành lý cần thiết cho chuyến đi sang thế giới mới của mình.

Nhưng đối với một số gia đình không có điều kiện thì có thể tham khảo bài cúng 100 ngày sau đây:

  • “Nam mô A di đà phật!
  • Nam mô A di đà phật!
  • Nam mô A di đà phật! (vái lạy)
  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
  • Hôm nay là ngày………..tháng………..năm…………. (âm lịch), tức là ngày………….tháng………..năm…….. (dương lịch).
  • Tại địa chỉ:…………..
  • Con trai trưởng là: ……………
  • Vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là Mẹ)/Vâng theo lệnh của phụ thân (nếu là Cha), các chú bác, anh rể cùng chị gái, em trai em gái và các dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
  • Hôm nay nhân ngày lễ Tất Khốc theo nghi lễ cổ truyền, kính cẩn sắm các lễ vật dâng lên bao gồm : (Đọc tên những món đồ lễ đã chuẩn bị ở trên)
  • Kính dâng lễ mọn với tấm lòng thành.
  • Trước linh vị của hiển chân linh.
  • Xin kính cẩn trình thưa rằng:……….
  • Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế (nếu là người Cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế (nếu là người Mẹ). Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng biết là bao. Mất lâu nay thở than trầm mơ màng. Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.
  • Sống thời lai lai láng láng hớn hở chừng nào. Thác thời kể tháng kể ngày buồn tênh mọi lẽ.
  • Tính đến nay Tất Khốc tới tuần. Lễ bạc nhưng tâm thành gọi là có nén nhang.
  • Xin mời hiển……….
  • Xin mời hiển……….
  • Xin mời hiển……….
  • Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về tâm hưởng.
  • Kính cáo: Liệt vị Tôn Thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ và toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.
  • Nam mô A di Đà phật!
  • Nam mô A di Đà phật!
  • Nam mô A di Đà phật! (kết hợp vái lạy”

Lưu ý:

  • Người đọc phải ăn mang lịch sự, áo quần đúng trang phục khi cúng.
  • Đọc to rõ ràng, không nói lắp, nói ngọng.

Bài văn tế cho người mất mà gia đình có thể tự thực hiện cúng cho người mất khi dâng cúng 100 ngày

Hoặc, nếu trong một số trường hợp gia đình bạn không theo đạo Phật thì có thể sử dụng bài văn tế lễ sau:

  • Hôm nay!
  • Ngày….. tháng….. năm…..
  • Tại: Thôn……. xã……. huyện……. tỉnh thành…….
  • Con côi (cô tử) là: …….
  • Trước linh vị của: Cố phụ, cố mẫu.
  • Theo nghi lễ cổ truyền, nhân lễ Tốt khốc, có chén cơm bát nước đơn sơ, gọi là chút báo đền công ơn dưỡng dục sinh thành, trong muôn một.
  • Khóc rằng:
  • Phụ thân (mẫu thân) đi đâu, vội vàng chi mấy,
  • Trời cao soi thấy, thảm thiết muôn phần.
  • Thương thay!
  • Cõi đời giấc mộng, hình ảnh phù vân,
  • Sớm tối xoay vần, tính vừa bốn chín.
  • Thoi đưa thấm thoát, chung thất đến tuần.
  • Sửa lễ cúng dâng, tỏ lòng hiếu kính.
  • Than rằng:
  • Mây bạc xa ngăn cuộc thế, não nùng thảm cảnh, một niềm lo,
  • Trời xanh nỡ để mối sầu, ngơ ngẩn buồn tình, trăm việc rối.
  • Ngậm ngùi trong dạ, luống băn khoăn,
  • Sùi sụt bên lòng, thêm nhức nhối.
  • Tưởng thừa hoan, cảnh muốn còn lâu,
  • Song trần mộng, người đà lánh khỏi.
  • Âm dương cách biệt, sống gửi thác về,
  • Mưa gió thảm sầu, sao dời vật đổi.
  • Ngày qua tháng lại, trăm ngày đã tới,
  • Lễ nghi theo tục, than thở phận côi.
  • Hỡi ôi!
  • Thảm thiết nhẽ, đi thương về nhớ, bóng tiên linh, đoái thấy những mơ màng,
  • Đau đớn thay, than vắn thở dài, lòng hậu tự, biết bao chừng cảm đội.
  • Ngán thay, cây muốn lặng, gió chẳng ngừng,
  • Nên nỗi, ngày thêm buồn, đêm lại tủi.
  • Người về quê tổ, biết lấy chi báo đức, đền ơn.
  • Con ở cõi trần, nguyện cầu được lượng tình, xá tội.
  • Biết tìm đâu, gót tiêu dao hạc nội mây ngàn,
  • Xin thấu rõ, cảnh bần bạc, lưng cơm đĩa muối.

Lưu ý khi thực hiện cách cúng 100 ngày cho người mất

Dẫu biết rằng việc chuẩn bị mâm cúng 100 ngày tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Thế nhưng ai cũng đều muốn lễ cúng được diễn ra tốt nhất để thể hiện sự thành kính với người mất. Một số lưu ý vàng sau đây sẽ giúp bạn làm được điều đó. 

  • Cần tính ngày cúng 100 ngày chính xác để không ảnh hưởng xấu về mặt tâm linh cho người mất. 
  • Khi tiến hành lễ cúng, con cháu cần ăn mặc chỉnh tề và lịch sự, trang nghiêm. 
  • Khi đọc văn khấn cúng 100 ngày cần đọc rõ ràng và vừa đủ nghe. 
  • Nếu như gia đình nào theo đạo Phật thì nên cúng giỗ chay thay vì lễ mặn. Điều này nhằm tạo phước, tránh sát sinh và tránh tạo ra nghiệp chướng. 

Hy vọng rằng thông qua bài viết bạn đọc đã hiểu rõ việc chuẩn bị mâm cúng 100 ngày ra sao. Mong rằng các bạn đã biết được phong tục tập quán cúng lễ của ông bà ta.

Tag: chức tang;  mâm cúng 100 ngày; phẩm phong; thự vàng;  cúng vàng;  cúng tâm; thờ cúng; toán word;  kinh luân; sắm lễ cúng 100 ngày gồm những gì;

5/5 - (4 bình chọn)

Vô Minh

Gọi tôi là Vô Minh Thiền Sư. Vô trong không. Minh trong sáng. Thiền Sư chỉ là cách gọi. Thực ra tôi chỉ không là gì cả, thân thể này chỉ là tạm bợ mà thôi.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button