Người mới chết có về nhà không là một câu hỏi khó và thực sự rất ít ai có thể hiểu và đưa ra được câu trả lời chính xác hoàn toàn. Trên thực tế thì với mỗi tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau sẽ có câu trả lời cho vấn đề linh hồn người chết đi về đâu và sẽ như thế nào, nhưng hầu hết đó đều là những quan điểm gần như giả tưởng.
Nếu bạn tìm hiểu kỹ hơn thì cái chết trong Phật giáo sẽ khác với đạo Thiên Chúa, và nhiều đạo giáo khác. Vậy người mới chết sẽ đi đâu và sẽ biến thành cái gì?
Xem thêm:
- Cách Chuẩn Bị Mâm Cúng 100 Ngày Cho Người Mới Mất
- Phong tục tang lễ Việt Nam xưa và nay
- Nhà có người mới mất kiêng ăn bún và nên kiêng gì nữa?
Người bị chết sẽ đi đâu?
Nhiều người cho rằng một người đã chết là khi họ có trạng thái tim ngừng đập hoặc ngưng thở. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng ý thức của họ vẫn còn tồn tại một khoảng thời gian nhất định, có thể kéo dài đến 12 giờ hoặc hơn nữa.
Theo thế giới tâm linh, linh hồn của người đã khuất có thể ở cạnh thân xác, đứng ở nơi họ bị chết hoặc lang thang ở những nơi quen thuộc khi còn sống, lúc này họ có thể cảm nhận thấy mình vẫn là người, có dáng vóc cũ vì vậy khó chấp nhận là mình đã chết.
Một trong những yếu tố quan trọng đối với người mất đó chính là siêu độ cho linh hồn họ thanh thản, nhận thức được mình đã chết và sớm siêu thoát.
Người còn sống trong gia đình dù có đau buồn cũng không thể làm gì được vậy nên khóc quá nhiều vì như vậy sẽ khiến vong linh khó siêu thoát, lưu luyến nhân gian hơn. Nếu có thể, người thân trong gia đình hãy làm việc thiện, tu tâm tích đức, tụng kinh niệm Phật, điều này vừa giúp bản thân cảm thấy nhẹ nhõm hơn, tăng công đức và giúp người mất dễ siêu thoát và về thế giới bên kia hoặc miền cực lạc.
Trong trường hợp gia đình không am hiểu về việc tổ chức tang lễ, hay bị bối rối khi không biết nên làm gì với các nghi thức, những vật phẩm khi cúng bái người mất thì người thân nên tìm đến các dịch vụ trọn gói, bao gồm dịch vụ tang lễ, và các dịch vụ khác nếu cần thiết.
Vong linh có thể liên lạc với người nhà không?
Theo đạo Phật, người mới bị chết sẽ bị lạc vào một cõi hư vô, mờ mịt, không rõ cụ thể, nó sẽ ứng với nghiệp mà khi còn sống họ dã từng tạo ra. Người chết có thể liên lạc với một cõi nhất định, có thể là cõi Giục giới, Âm giới,…
Có nhiều lý do khiến cho người chết khó siêu thoát như vương vấn tình duyên, bị oan, …hoặc chưa biết mình đã bị chết nên họ cố gắng để liên lạc với những người thân còn sống. Trong quan niệm dân gian trong văn hóa Việt Nam thì người chết sẽ liên lạc với người còn sống bằng cách hiện hồn (gặp ma) hoặc báo bộng (vào giấc mơ).
Nhà người chết muốn liên lạc với người chết thì thường dùng cách “nhập đồng”, và việc này thường phải nhờ tới các vị pháp sư được gọi là “Thầy đồng”.
Một số hiện tượng lên đồng khác thường hiếm hơn xuất hiện khi người đã chết nhập vào người thân để cố gắng truyền đạt điều gì đó cho người thân trong gia đinh. Tuy những quan niệm này được cho là mê tín và không hề có cơ sở nhưng nó đã tồn tại từ rất lâu trong văn hóa người Việt Nam chúng ta.
Người mới chết có về nhà không?
Theo quan niệm tâm linh của người Việt Nam, thông thường người chết sẽ quay về nhà vào ngày cúng tuần đầu (cúng thất hay đầu thất). Đó sẽ là tuần đầu tiên bắt đầu từ khi bắt đầu khâm liệm cho đến khi được 7 ngày, vì tin rằng người chết sẽ về nên nhiều nơi còn có quan niệm rằng cần phải mở một cánh cửa lớn để linh hồn người chết về thăm nhà.
Vào ngày này, người thân gia đình là sẽ làm một hoặc vài mâm cơm để tập trung anh em trong nhà để cùng cúng cho linh hồn mới chết. Cửa lớn sẽ không được đóng mà để hé hoặc mở ra một cánh để người chết về, người ta cho rằng lợi ích của việc này là linh hồn (ma) sẽ về vào ban đêm thường là giờ Tý tới giờ Hợi.
Lưu ý: Đối với những người đẵ tu đắc đạo thì khi chết họ linh hồn có thể không về nhà nữa mà đã tái sinh ở một thế giới mới, cao siêu hơn.
Người sống cần làm gì khi chưa biết hồn người mất quay về nhà không.
Ngoài việc làm mâm cơm để tập trung người thân trong nhà và cúng cho linh hồn mới chết thì vào ban đêm, người nhà không nên đóng cửa chính mà hãy mở rộng hoặc mở hé một chút. Sau đó hãy đi ngủ, hoặc tránh mặt bằng cách trùm chăn, người ta cho rằng làm như vậy thì hồn ma khi trở về sẽ không nhìn thấy người thân và sẽ không quá lưu luyến để rời đi nhanh hơn.
Linh hồn người mới chết đi về đâu?
Theo đạo Phật, tin vào tâm linh là đúng chứ không phải hoàn toàn là mê tín. Đối với quan niệm Phật giáo, cái chết đến với bất kỳ sinh linh nào (bao gồm cả con người lẫn động vật) cũng đều phải tuân theo “Luật luân hồi” và “Luật nhân quả”. Và cái chết, sự đầu thai hay linh hồn cũng được nhắc đến nhiêu trong các quy luật này.
Linh hồn của người chết sẽ được siêu thoát nhanh, hơn tốt hơn nếu được tụng kinh, niệm Phật tốt. Bên cạnh đó thì người thân trong gia đình cần phải hướng thiện, tích phước đức, phóng sinh. Đạo Phật cho rằng, trong vòng 7 tuần (tức 49 ngày) thì linh hồn mới chết sẽ có nhiều lần về thăm nhà chứ không phải chỉ một lần.
Mốc 49 ngày được cho thời gian để định nghiệp và đầu thai. Nếu là người có thân trung ấm, từng làm việc thiện ác lẫn lộn khi còn sống thì thường linh hồn mới chết sẽ về nhà thăm gia đình, bên cạnh người thân, vào các giấc mơ để báo mộng.
Những người vì lý do nào đó mà phải tạ thế (chết) ngoài đường, sông, suối mà không phải trong nhà thì người thân cần phải nhờ thầy làm lễ để đưa rước linh hồn, có như vậy người mất mới có thể vào nhà được. Nếu không có sự can thiệp của thầy cúng làm lễ gọi hồn thì vong linh sẽ phải lang thang, quanh người thân hoặc quanh quẩn xung quanh ngoài ngôi nhà họ từng sống.
Thân trung ấm là gì?
Thân trung ấm hay còn gọi là Antarābhava – Bardo ( tiếng Phạn) hoặc thân trung hữu. Là một thuật ngữ tâm linh thường được nhắc đến nhiều trong Phật giáo nói về một trạng thái chuyển giao giữa không gian hiện tại với không gian thế giới mới của linh hồn, lúc chuẩn bị tái sinh qua một kiếp khác. Đây là giai đoạn tiến hành tách rời hoàn toàn một cách từ từ giữa tâm và thân của người mới mất.
Chữ “ấm” ở đây là “uẩn tức” ám chỉ tới ngữ ấm hay ngũ uẩn, là năm sắc thọ tưởng hành thức, tạo nên chúng sinh trong tam giới.
Thân trung ấm không nói về xác thịt mà chỉ lấy chữ “tâm” hay tư tương làm thân. Thân trung ấm đều có thần thông, nó có thể giúp vong linh thấy được những thứ mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
Vì trong thời gian ở lại với cõi Trung ấm này, thần thức của họ vẫn còn tính con người, họ đã về nhà và cũng muốn sinh hoạt với mọi người trong gia đình, thế nhưng những điều họ muốn không ai có thể đáp lại lời mong cầu của họ. Mãi đến khi họ muốn hiện hình trong tấm gương hay nắm lấy một vật gì thì giờ đây họ biết mình không còn tồn tại ở thế gian này nữa.
Trong thời gian này, thân trung ấm nếu chưa tìm thấy được nơi mình tái sinh thì nó sẽ chết đi và sống lại sau bảy ngày, sau đó thần thức sẽ chuyển qua một thân trung ấm khác, chu kỳ này cứ lặp đi lặp lại cho tới khi thần thức đi tái sinh.
Theo: Phatgiao.org.vn
Còn đối với những người khi sống phước đức dồi dào, làm nhiều việc thiện thì có thể khi chết sẽ được đầu thai sang thế giới khác ngay.
Nhiều ý kiến cho rằng, linh hồn mới chết đi về đâu phụ thuộc vào ác nghiệp hay thiện nghiệp mà người đã từng tạo ra lúc còn sống (đương thế). Trừ những người thường xuyên tụng kinh niệm Phật và làm việc thiện, người đắc quả, phát niệm vãng sinh thì có thể được đầu thai qua thế giới cực lạc.
Những người còn lại sẽ phải trải qua một giai đoạn định nghiệp, và sẽ được đầu thai vào 6 nẻo luân hồi.
Những ai tạo nhiều ác nghiệp thì sẽ bị đày xuống địa ngục để quỷ sai hành hạ, trừng trị, những người gieo được rất nhiều việc thiện, giúp đỡ nhiều cho chúng sinh thì sẽ được tái sinh lên Thiên giới (cõi Trời).
Nhưng hầu hết đại đa số người thường đều phải trải qua giai đoạn thân Trung Ấm trong vòng 49 ngày rồi mới được đầu thai.
Kết luận
Trông qua bài viết về người mới chết này, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về cơ thể và linh hồn con người sau khi chết sẽ như thế nào theo quan niệm văn hóa phong tục người Việt Nam.
Không ai muốn cái chết xảy ra với người thân của mình, nhưng nhân sinh là vô thường, chúng ta không thể làm gì được lúc này. Là con người hay sinh vật sống thì rất khó có thể thoát khỏi quy luật Luân hồi: Sinh – Lão – Bệnh – Tử được.
Đó là lý do vì sao các bậc thiện nhân thường khuyên chúng ta cố gắng sống tốt, thanh thản, làm nhiều việc thiện, tu tâm dưỡng tính. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, chúc bạn và người thân trong gia đình luôn An lạc.
Xem thêm:
- Kèn trống đám ma: Tại sao đám ma lại đánh trống?
- Nghi thức và phong tục đám ma miền Nam
- Điếu văn là gì? Cách viết và đọc điếu văn hay, ý nghĩa
- Lời cảm tạ đám ma: Cách viết lời cảm tạ đám tang hay và ý nghĩa nhất.
- Lời khóc đám ma hay và ý nghĩa trong tang lễ
Tag: giáo tang; quan tài; thân quyến; xuất gia; táng trọn; con giáp; ngày đầu; đốm lửa