Tang Lễ: Trái cây cúng đám tang có ăn được không?

Trái cây là một thứ không thể thiếu trong đám tang, vào nhà mới, giỗ, kỵ hay lễ khai trương, thần tài,.. việc trái cây cúng đám tang có ăn được không tùy thuộc phải tâm mỗi người .

Đối với đám tang, ma chay thì chuối thường được sử dụng nhiều nhất khi có người mất ở nhiều vùng miền ở Việt Nam, một số nơi khác có thể sử dụng các loại quả khác nhưng nhìn chung thì hình tượng “nãi chuối” cạnh “ảnh thờ” của hương linh là chủ yếu, còn các lễ như thần tài, thổ địa hay tân gia thì không có bắt buộc.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu về trái cây cúng trong đám tang:

Đối với người mới mất thì cần rất nhiều nghi thức từ lúc khâm liệm cho đến khi “hết khó” tức “Đại Tường”, trong quảng thời gian này thì người nhà sẽ mất khá nhiều tiền và thời gian để chọn mua hoa hỏa cúng cho người mất, bên cạnh đó thì cũng chú ý đến loại quả không nên cúng theo sự hướng dẫn của thầy làm lễ hoặc phong tục tại địa phương đó.

Với mỗi nghi thức cúng sẽ cần một số loại trái cây đặc thù mà các thầy pháp yêu cầu, là đầy đủ những loại trái cây có thể giúp cho lễ cúng hoàn tất, có thể thờ trong đám tang, có thể phân phát cho “cô hồn” lưu vong ngoài đường,… Tuy nhiên, đa số các nghi thức cúng cho người mới chết sẽ gồm các loại sau:

Chuối – Khá quan trọng kể cả cúng khai trương hay cúng đám tang

Chuối là loại trái cây phổ biến nhất để thờ khi có người mới mất, trong các nghi thức cúng thì thường dùng một nãi chuối cho một mâm cúng. Cứ mỗi lư hương thì sẽ cần một dĩa trái cây, tương đương với mỗi nãi chuối. Nhưng nếu gia đình không có chuối thì có thể sử dụng các loại quả khác đều được.

trái cây cúng người mới mất
Trái cây cúng: Trái cây cúng người mới mất gồm những gì?

Táo tàu.

Táo tàu có màu đỏ thẩm, thường được một số vùng sử dụng để cúng thay vì cúng chuối, về ý nghĩa thì chúng đều giống nhau.

Táo ta

Táo ta có hình dáng nhỏ, màu xanh vì vậy thường dùng để trang trí thêm hoặc soạn mâm ngũ trái cây khi cúng vong, hay cúng ở ngoài ngã 3, ngã tư.

Lê – Cầu tài

Lê được coi là một trong những loại trái cây quan trọng. Nhiều người thường chọn  để sắp đồ cúng cùng với các loại trái cây khác. Đặc biệt, lê được ưa chuộng bởi vì nó có chất lượng tốt, hương vị thơm ngon và còn mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt.

Quýt:

Quýt thường được liên kết với sự may mắn, tốt lành và đại cát đại lợi, là lý do tại sao nó được nhiều người chọn làm một trong những loại thờ thần tài, các vị thánh, tổ tiên.

Quýt cũng được xem là biểu tượng của sự giàu có và thịnh vượng. Trái quýt mọng nước và màu sắc tươi sáng, thường được coi là biểu tượng của sự sinh động, sức sống và tài lộc.

Bưởi:

Trong tín ngưỡng của người Việt Nam, bưởi còn được coi là biểu tượng của sự bình an, tình thân và sự đoàn kết. Việc cúng bưởi trong các dịp lễ tết và các ngày lễ khác được coi là cách để tri ân và tôn vinh các đấng linh thiêng như thần tài, tổ tiên và các vị vô danh đã có công đặt nền móng cho gia đình.

Trái cam

Việc thờ cam trong các dịp thờ cúng hay nghi lễ quan trọng, sử dụng cam là cách để tôn vinh tổ tiên và các vị vô danh đã có công đặt nền móng cho gia đình. Đặc biệt, trong các dịp tang lễ, cam được coi là một trong những loại trái cây không thể thiếu để thờ và làm lễ báo tang.

Trái đào

Trong tín ngưỡng dân gian, trái đào còn được coi là biểu tượng của sự trường tồn, tài lộc.

Việc sử dụng đào trong các nghi lễ cúng người mất thể hiện lòng tri ân và nhớ đến người đã khuất, đồng thời mong rằng họ sẽ được an vui, hạnh phúc ở cõi bên kia.

Lưu ý khi thờ trái cây trong đám tang

Tuy có rất nhiều loại trái cây đang được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam, nhưng để sử dụng trong mỗi dịp cúng, kỵ, lễ, tết lại thường dùng các trái khác nhau.

  • Đối với người mới mất hay chết thì nên dùng một nãi chuối để thờ và 3 nén nhang, nếu chết ngoài đường thì thường dùng chiếu hay màn để đắp lại, nếu chết trong nhà thì cũng thực hiện việc đậy xác người chết và thắp 3 nén nhang, một nãi chuối và một chén cơm úp.
  • Nếu tìm hiểu kỹ thì trong các nghi thức tiếp theo khi cử hành tang lễ, gia đình có thể chuẩn bị nhiều loại trái cây khác nhau để thờ chứ không nhất định bắt buộc là dùng chuối.
  • Không cần chú ý đến việc nên đặt số lượng bao nhiêu, nên đặt số lượng là lẻ hay chẵn, 3 hay 4,… Tất cả những quan niệm khi đặt trái cây theo số hay chẵn lẻ đều là mê tín và chưa hề có chuyên gia phong thủy, tâm linh nào khẳng định.
  • Thờ cho người mất cần được xuất phát từ lòng thành kính, cái tâm của người nhà là quan trọng nhất. Tiêp theo là sự hỗ trợ của thầy cúng, pháp sư và các vật tế để quá trình diễn ra tang lễ được tiến hành thuận lợi. Giúp người mất sớm siêu thoát và đầu thai dễ dàng hơn.
  • Trái cây cần được rửa sạch, không được thờ các trái bị hỏng hoặc những loại quả mọc sát đất để thờ cho người mất.

Tóm lại: Người mới mất nên thờ trái cây gì cũng được, chủ yếu xuất phát phát từ cái tâm, lòng thành kính. Thông thường, người ta thường mua trái cây cho người mất đó là mua 01 nãi chuối đẹp, hoặc những loại hoa quả như táo tàu, lê, cam, hoặc bưởi.

Nên đặt mâm trái cây nghiêm trang, gọn gàng dễ nhìn khi bày trên bàn thờ, chọn những loại quả đẹp, tươi và dễ nhìn nhất. nếu đĩa đưng trái cây to quá thì có thể bỏ 4 đến 5 trái táo, một nãi chuối,…v.v.. . Theo Phật giáo,việc cúng cho người mới chết xuất phát từ tâm, tâm thành kính, cầu mong điều lành cho vong linh vì vậy người nhà có thể thờ bất kỳ loại trái cây nào cũng được.

2. Những loại trái cây không nên cúng 49 ngày?

Cúng 49 ngày sẽ tương tự như những nghi thức cúng trước đó trong gia đoạn tiến hành nghi thức tang lễ. Một số nơi dùng mâm trái cây để thờ, một số nơi dùng một mâm chứa nhiều loại trái cây tượng trưng cho bốn mùa.

Theo như tìm hiểu, đối với Phật giáo thì việc thờ trái ngày ngày thứ 49 cũng không cần quá cầu kỳ, chỉ cần có trái cây là được, và không nên thờ mâm trái cây, số lượng trái cây tốt nhất tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của gia chủ.

Trái cây cúng đám tang có ăn được không?
Lưu ý khi cúng trái cây cho người mới mất

Mình từng xin ý kiến của nhiều vị sư thầy nhiều tuổi và các vị cho rằng: Việc cúng ngày 49 này chỉ cần cúng có trái cây, mỗi dĩa chỉ nên thờ một loại quả như vậy sẽ dễ nhìn hơn. Còn nếu có thể thì thờ thêm một dĩa lớn hoặc mâm trái cây gồm nhiều loại để bố thí cho các hương linh quanh đó.

Còn nếu bạn muốn an tâm hơn thì nên xin sự giúp đỡ và chỉ bảo của các vị thiền sư, cao tăng ở ngôi chùa nào đó gần nhất.

3. Giỏ trái cây phúng viếng cần có gì?

Lẵng trái cây phúng điếu trong tang lễ cùng cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định, nó cũng cần phải kiêng kỵ theo một số yếu tố trong việc phúng điếu hay viếng đám tang.

Giỏ trái cây cần phải được sắp xếp đẹp mắt, hoa quả sử dụng cần phải tươi và được rửa sạch sẽ. Nhưng nhìn chung thì khi mua giỏ trái cây dùng để viếng đám tang thì nếu gặp người bán có tâm thì không cần phải quá lo lắng vì họ làm dịch vụ trọn gói quen rồi, họ biết cái gì cần và cái gi không.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa cảm thấy an tâm thì có thể tự mở ra để kiểm tra chất lượng của giỏ trái cây rồi xác định có nên mua hay không, sau đó nhờ người kinh doanh bán giỏ trái cây đó đóng lại giùm. Đa số họ đều sẵn sàng làm việc này một cách vui vẻ, nhưng khá hiếm nhưng vẫn có một số người khó chịu. Bạn nên cân nhắc việc này sao cho thỏa đáng nhất có thể.

4. Trái cây cúng đám tang có ăn được không?

Nhiều người quá mê tín, cho rằng những loại trái cây để trên bàn thờ đám tang là không nên ăn. Nhưng theo một số quan điểm thì làm như vậy đồng nghĩa với việc lãng phí thức ăn, rất không tốt. Trái cây thờ đồng nghĩa với việc là “dâng” lên cho “vong hồn” ăn, nhưng các linh hồn chỉ có thể hưởng các vật phẩm thờ theo cách của họ, phần còn lại có thể nhìn thấy được thì chúng ta có thể ăn, người ta gọi đó là “lộc”.

Đối với trái cây thờ trên bàn thờ trong nhà thì sau khi thờ xong (hết ngày hay qua ngày hôm sau) là có thể lấy xuống ăn được. Đối với trái cây cúng cô hồn ngoài đường, ngoài nghĩa địa thì cũng có thể ăn nhưng chú ý phải đợi người “phát” trái cây quăng hết xuống đất rồi mới được nhặt lên. Vì chúng ta phải cho các vong linh, cô hồn ăn trước rồi chúng ta mới ăn sau.

Tuy đây là những quan niệm có vẻ mê tín nhưng đã tồn tại từ xưa đến nay, một số nơi còn quan niệm không nhặt đồ cúng cô hồn lên ăn nữa. Nhưng tất cả chúng đều xuất phát từ “TÂM” từ quan niệm về linh hồn, ma quỷ của mỗi người, mỗi địa phương khác nhau.

Hoa quả đám tang cần kiêng gì?

Một số loại trái cây được coi là không nên sử dụng trong việc thờ người mới mất. Điển hình là trái mãng cầu vì hình dạng của nó giống như đầu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Do đó, nếu sử dụng mãng cầu trong giỏ trái cây hoặc mâm hoa quả, đó được coi là không tôn kính, không kính trọng đến các bậc bề trên.

Một số loại trái cây có gai góc cũng được coi là kiêng sử dụng trong việc thờ tổ tiên, là những loại quả gai góc, nằm sắt đất như mít và sầu riêng. Mít có ý nghĩa mang tính tiêu cực, đại diện cho sự mất mát và đau buồn, nên không nên đặt lên bàn thờ. Sầu riêng cũng không nên sử dụng vì có hình dạng giống như một cái hộp trống, đại diện cho sự trống rỗng và cô đơn.

Tuy nhiên, điều này không phải là quy tắc cứng nhắc và có thể khác nhau tùy thuộc vào khu vực và truyền thống của mỗi gia đình. Trong một số trường hợp, các loại trái cây cúng đám tang này vẫn có thể được sử dụng trong đồ thờ, nhưng cần tuân thủ các quy tắc và tôn trọng quan niệm của từng gia đình, dân tộc, tốn giáo.

Tạm hết

Trong các nghi thức thờ thần linh, tổ tiên của người Việt Nam, trái cây là một phần quan trọng. Theo văn hóa miền Bắc thì quả chuối được xem là loại trái cây đám tang tốt nhất để thờ người mới mất. Chuối có ý nghĩa mang tính trang trọng, bình an và thịnh vượng, tượng trưng cho một cuộc sống tốt đẹp và may mắn cho người đã khuất.

Vì vậy, ngoài chuối ra thì gia chủ có thể sử dụng bất kỳ loại hoa quả nào theo điều kiện kinh tế gia đình, không trái với phong tục, nghi thức, quan niệm của mỗi gia đình, vùng miền, dân tộc hay tốn giáo là được.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang mục đích tổng hợp thông tin để tham khảo, mọi nội dung được tạo ra thông qua việc khảo sát ý kiến, lời khuyên và đánh giá từ các bậc chuyên gia và người có kinh nghiệm trong văn hóa Việt. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ chúng tôi.

Bài viết liên quan:

Tag: trai; lộc bình; gói dịch; men rạn; thờ men; hoa đám;  tang gia

5/5 - (3 bình chọn)

Vô Minh

Gọi tôi là Vô Minh Thiền Sư. Vô trong không. Minh trong sáng. Thiền Sư chỉ là cách gọi. Thực ra tôi chỉ không là gì cả, thân thể này chỉ là tạm bợ mà thôi.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button