Trong văn hóa tâm linh của Việt Nam thì việc người thân trùng tuổi, hợp tuổi hoặc kỵ tuổi với người chết (vong linh) là điều rất được quan tâm. Cách tính kỵ tuổi với người chết thường áp dụng theo luật tương sinh tương khắc của ngũ hành, nếu gia đình có kiến thức về căn bản thì cũng có thể tính được, hoặc nếu không am hiểu thì có thể hỏi luôn thầy cúng để biết các tuổi nào kỵ với người chết.
Tham khảo:
- Kỵ tuổi người chết trong đám tang và Ai cần kiêng với người mới chết
- Mâm Cúng 100 Ngày sau đám tang cho người chết
- Phong tục lễ tang Việt Nam xưa và nay
Tại sao phải tính tuổi cần kiêng với người chết?
Theo dân gian, trong đám tang luôn có những điều kiêng kỵ nên tránh vì ảnh hưởng xấu đến gia chủ và khách viếng thăm.
1. Xem kỵ tuổi cần kỵ với người chết để tránh hiện tượng trùng tang
Một hệ lụy được coi là rất nghiêm trọng khi không xem kỹ các tuổi kỵ người chết mới mất đó chính là trùng tang. Đây là một điều kiêng kỵ chết người mà ông bà ta thường rất sợ mỗi khi nghĩ tới nó. Với quan niệm xưa, đây là điềm đen đủi, xui xẻo mà bất kỳ gia đình nào cũng cần phải tránh.
Đây là hiện tượng do “Thần Trùng” gây ra, tương truyền: người thân trong gia đình vừa qua đời thì sau đó xuất hiện nhiều cái chết liên tiếp xảy ra trong thời gian ngắn.
Trong đó, người bị kéo theo thường là người thân trong gia đình đặc biệt là anh em, chú bác, đây có thể là những người mà vong linh mới mất có thể yêu quý hay cảm thấy ghét nhất lúc còn sống. Cụ thể hơn là khi có trùng tang xảy ra thì sẽ có một năng lượng âm khí bắt những người trong cùng dòng tộc của người mới mất.
Một số quan điểm cực đoan cho rằng hiện tượng này như một con quỷ ẩn chứa trong người vừa mất hoặc do chết phạm phải giờ sinh ra con quỷ ấy. Do đó phải kìm hãm con quỷ đó lại tránh nó thoát ra quay về bắt người thân, con cháu theo.
Tuy không phải ai cũng tin về hiện tượng tâm linh này nhưng tốt nhất dù nó có xảy ra hay không thì nên làm mọi việc theo đúng phong tục để tránh việc này xảy ra. Cách để tránh trùng tang tốt nhất là cố gắng siêu độ, và làm tốt khâu tổ chức tang lễ cho người chết.
2. Giúp người chết sớm siêu thoát
Đôi khi trong cuộc sống người chết còn nhiều vương vấn, nhiều mối nhân duyên khác nhau khiến họ khó khăn hơn trong việc rời xa nhân thế (qua thế giới bên kia). Nhưng nếu được thầy cúng siêu độ và chỉ dẫn hồi hướng thì họ sẽ sớm được giải thoát nhanh hơn.
Tuy nhiên, với người hợp tuổi hay khắc tuổi người chết sẽ sinh ra những từ trường có thể gây ảnh hưởng đến quá trình dẫn độ này. Chính vì vậy cần phải kiêng tuổi dù là hợp hay khắc tuổi cũng không nên, tuyệt đối không đến gần mỗi khi thực hiện khâm liệm hoặc hạ huyệt.
Thời điểm người có tuổi kiêng nên tránh:
- Lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc khâm liệm: Có thể hiểu rằng, giai đoạn từ lúc bắt đầu thầy cúng đọc kinh và lệnh đem xác chết bỏ vào quan tài cho đến khi hoàn tất việc đậy nắp quan tài.
- Lúc hạ huyệt: Đây là giai đoạn khi quan tài được đưa xuống huyệt, và quá trình sẽ kết thúc khi huyệt đã được lấp đầy thành nấm.
Lưu ý: Trong những giai đoạn này người hợp tuổi hay khắc tuổi (tức người trong gia đình) cần phải tránh xa, và không được nhìn về phía đang thực hiện các nghi thức trong tang lễ cho đến khi hoàn tất việc chôn cất hay lấp mộ. Và vấn đề kỵ tuổi này chỉ áp dụng với người thân trong gia đình còn với người ngoài thì không cần kiêng.
Người sống nên kỵ tuổi với người chết là đúng hay sai?
Văn hóa tâm linh hay phong tục tập quán trong tang lễ của Việt Nam hầu như chưa hề có một văn bản hay khoa học chứng minh là có thật, đúng hay sai. Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng: Sự tương khắc hoặc tương sinh giữa con giáp của người chết đó và người thân xung quanh sẽ ảnh hưởng nhiều tới việc đầu thai, khiến người chết mới mất khó siêu thoát, lưu luyến nhân gian hơn.
Một số quan điểm khác trong dân gian cho rằng, giữa người sống và người chết có cùng huyết thống trong gia đình có mốt mỗi liên kết siêu hình đặc biệt. Chính vì vậy nếu trong tang lễ có mặt người thân hay khắc tuổi sẽ bị ảnh hưởng nhất định nên cần phải tránh đi. Những phong tục cấm kỵ trong đám tang này được truyền từ đời này sang đời khác từ cách đây rất lâu vì vậy nó gần như ăn sâu vào văn hóa Việt.
Người ta còn cho rằng: “Nếu không kiêng cử, tránh mặt vì kỵ tuổi trong lúc khâm liệm hoặc hạ huyết thì người còn sống nếu nhẹ thì bị xui xẻo, đau ốm, bệnh tật, tai nạn tay chân, nếu nặng thì rất có thể gặp hiện tượng họa sát thân như đã giới thiệu ở trên.
Tóm lại, vấn đề này đúng hay sai đều do suy nghĩ và quan điểm của mỗi người. Đôi khi tùy theo tôn giáo, vùng miền mà việc kỵ tuổi này với mỗi vùng sẽ có cách áp dụng khác nhau.
Cách tính tuổi cần kỵ với người chết như thế nào?
Theo quan niệm tâm linh xưa, linh hồn của người mất sẽ trùng tần số với những ai hợp hoặc khắc mệnh nên cần tuân thủ chính xác các điều kiêng kỵ sau:
- Khi viếng thăm, hãy để ý phần tuổi người chết được công bố trong phần cáo phó dán trước nơi viếng.
- Với người nhà, nên kiêng những người có tam hợp tuổi tham gia vào quá trình khâm liệm. Đặc biệt Thìn-Dần-Dậu-Tỵ là 4 tuổi không được xuất hiện chung 1 tang lễ.
- Tuổi kỵ khi nhập quan cũng tương tự khi khâm liệm, kỵ ở đây tức là tuổi tránh khi nhập quan.
- Với những gia đình có điều kiện thì có thể mời các thầy phong thủ đến xem cung để tránh giờ kiêng kỵ gây ảnh hưởng xấu đến gia chủ và người chết đã khuất.
Cách xem như sau:
- Dựa vào sơ đồ ngũ hành tương sinh tương khắc bên dưới.
- Các hình tam giác màu đỏ là tương sinh. Ta được các nhóm gồm ba con giáp (tuổi). Ví dụ: Tuất-Dần-Ngọ; Mùi-Mẹo-Hợi;…
- Các hình chữ thập màu xanh dương gồm nhóm bốn tuổi tương khắc với nhau. Ví dụ: Dần-Thân-Tỵ-Hợi;…
Tóm lại, những nhóm tuổi dù hợp hay xung khắc thì cũng được coi là kỵ tuổi trong đám tang vì vậy nên tránh đi.
Nếu trùng tuổi với người mất thì nên làm gì?
Trong một số trường hợp, người chết và người thân trong gia đình lại cùng năm sinh (cùng con giáp) thì cũng cần tránh khi thầy cúng làm lễ an táng. Kể cả lúc thay đồ, tắm rửa xác chết cho tới khi khâm liệm, hạ huyệt.
Giờ kiêng kỵ nên tránh
Sau đây là một số giờ kỵ mà gia chủ nên tránh:
- Tuổi: Thân, Tý, Thìn chết vào năm, tháng, ngày, giờ Tý
- Tuổi: Dần, Ngọ Tuất chết vào năm, tháng, ngày, giờ Hợi
- Tuổi: Tỵ, Dậu, Sửu mất vào năm, tháng, ngày, giờ Dần
- Tuổi Hợi, Mão, Mùi mất vào năm, tháng, ngày, giờ Thân
Giờ tốt để khâm liệm
- Ngày Tý nên dùng giờ Giáp, Canh.
- Ngày Sửu nên dùng giờ Ất, Tân.
- Ngày Dần nên dùng giờ Đinh, Quý.
- Ngày Mão nên dùng giờ Bính, Nhâm.
- Ngày Thìn nên dùng giờ Giáp, Đinh. Ngày Tỵ nên dùng giờ Ất, Canh.
- Ngày Ngọ nên dùng giờ Đinh, Quý.
- Ngày Mùi nên dùng giờ Ất, Tân.
- Ngày Thân nên dùng giờ Giáp, Quý.
- Ngày Dậu nên dùng giờ Đinh, Nhâm.
- Ngày Tuất nên dùng giờ Canh, Nhâm.
- Ngày Hợi nên dùng giờ Ất, Tân.
Những điều đáng lưu ý về kỵ tuổi người chết trong đám ma
- Một số ý kiến, quan niệm ở một số vùng sẽ không chỉ áp dụng việc kỵ tuổi người chết mới chết đối với người trong gia đình, mà bất kỳ ai tới cúng viếng đưa tiễn cũng cần phải kiêng kỵ. Những giai đoạn khâm liệm, hạ huyệt đó. Trong lúc hạ huyết lưu ý đứng cách xa mộ, chỉ được lại gần mộ khi việc chôn cất mộ hoàn tất.
- Việc tránh tuổi cần kiêng khi làm lễ nhập quan cũng cần được chú ý, có như vậy vong linh mới có thể dễ dàng siêu thoát được.
- Nếu đám tang người khác và người đưa tang không thể biết chính xác năm sinh của họ thì tốt nhất nên cầm thêm nhánh tỏi, củ tỏi, tốt nhất là loại tỏi một múi. Sau khi đi dự đám tang xong thì lấy củ tỏi đó vứt ở ngã ba và không được quay đầu lại.
- Một cách khác giúp giảm các tác động không tốt từ đám tang gây ra đó là cầm theo đá thạch anh trong người, loại đá này mang lại năng lượng tích cức, ảnh hưởng đến luân xa và thái dương giúp tĩnh táo hơn.
- Dẫu biết rằng, những phong tục, tập quán này chỉ là không có căn cứ khoa học nhưng cũng không nên coi thường. Hãy cẩn thận vì sức khỏe của bạn và gia đình bạn, vì nếu những quan niệm này có thể đúng thì tà khí trong đám tang sẽ theo bạn về nhà gây ảnh hưởng tới người thân, nhất là những ai bị bệnh nặng, trẻ sơ sinh,…
- Nếu gia đình không am hiểu về các nghi thức và cách chuẩn bị đồ thờ cho việc tổ chức tang lễ thì cần tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm, các chuyên gia về tang lễ hoặc các dịch vụ tổ chức lễ tang.
- Nên chuẩn bị trước mộ phần chu đáo ngay sau khi phát tang, có thể xây quách, mộ đá thanh hóa, đá hoa cương hoặc mộ đất bình thường đều được. Quan trọng nhất vẫn là xem giờ đào, giờ hạ huyệt và lấp mộ và làm đúng các công đoạn chôn cất theo chỉ dẫn của thầy cúng.
- Với quan điểm xưa, việc khóc trong đám tang là cần thiết, nó như một phần không thể thiếu trong mỗi đám tang. Tuy nhiên, việc này không thực sự cần thiết lắm, điều này chỉ khiến không khí thêm tang thương đối với người trong gia đình người chết.
Kết luận
Hy vọng rằng, bạn đọc sẽ hiểu hơn về cách tính và cách tính tuổi nào sẽ kỵ trong đám tang và cẩn thận hơn để bảo vệ tốt hơn cho bản thân hay gia đình của bạn. Chúc bạn luôn an lành.
Lưu ý: Bài viết này chỉ mang mục đích tổng hợp thông tin để tham khảo, mọi nội dung được tạo ra thông qua việc khảo sát ý kiến, lời khuyên và đánh giá từ các bậc chuyên gia và người có kinh nghiệm trong văn hóa Việt. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ chúng tôi.
- Bầu đi đám ma: Bà bầu đi đám ma được không?
- Cách lạy đám ma theo phong tục tang lễ truyền thống
- Cành phan là gì? Cành phan có ý nghĩa gì trong đám tang.
- Có kinh có nên đi đám ma không? Đây là lý do chính
- Có nên dùng lại đồ người chết? Đồ dùng người chết!
Tag: người chết với; thái bình; thánh vật; hoa viên; lộc bình; anh quân; gốm sứ; bát tràng; sài gòn; thiên đức;