Có nên dùng lại đồ người chết? Đồ dùng người chết!

Trong văn hóa phương Tây thì đồ dùng người đã chết sẽ được lưu giữ lại như để tưởng nhớ người quá cố. Tuy nhiên ở Việt Nam thì khác, đa số chúng ta hiện nay thường thắc mắc khá nhiều về vấn đề này như: Có nên dùng lại đồ của người chết? Đồ của người mất nên làm gì hay dùng đồ của người chết có sao không?…v.v.

Để hiểu đúng vấn đề này thì bạn hay xem các đánh giá chuyên môn theo tâm linh, Phật giáo, Công giáo,… mà Việt Toplist giới thiệu dưới đây

Tham khảo:

Lý do không dùng lại đồ của người đã chết?

Theo quan niệm dân gian của người Việt xưa thì chúng ta không nên dùng lại đồ của người quá cố. Một số người cho rằng người chết sẽ đòi lại đồ của họ nếu như bị thiếu thông qua việc báo mộng qua giấc mơ, hoặc đi theo và ám vào người dùng đồ của họ.

Ngoài ra, việc đốt cháy toàn bộ áo quần và vật dụng tuỳ thân của người đã qua đời là một việc cần làm trong phong tục đám ma truyền thống của người Việt xưa. Người ta tin rằng việc này giúp cho vong linh dễ dàng mang theo hành lý để bước sang thế giới bên kia, và chỉ khi các vong linh mang đủ đồ của mình khi sống sang thế giới bên kia thì mới có thể dễ dàng nhắm mắt (siêu thoát).

Một số quan điểm của khác lại cho rằng một phần năng lượng của người đã chết sẽ vẫn còn tồn tại ở nơi nào đó, nơi mà đạo Phật gọi là “tâm linh, trong không gian vô hình chứ không lưu giữ trong thế giới vật chất.

Họ không thể sử dụng hay cầm nắm các đồ vật của thế giới thực (hiện tại). Việc báo mộng để đòi lại đồ đôi khi chỉ vì suy nghĩ quá nhiều khiến người đã chết xuất hiện trong giấc mơ. Việc có thể giữ lại đồ của người đã qua đời hay không sẽ tùy thuộc vào mong muốn của gia đình có người bị chết.

Tuy có rất nhiều cách giải thích khác nhau nhưng nhìn chung đều nói về lý do từ “tử khí” của quá cố dẫn đến việc người dùng lại đồ vật đó sẽ bị bệnh không rõ lý do hay tà khí (do vong theo) luôn gặp vận xui trong cuộc sống.

Có nên dùng lại đồ của người chết? Đồ dùng người chết!
Có nên dùng lại đồ của người chết? Đồ dùng người chết!

Mặc dù không có cơ sở khoa học chứng minh rằng việc sử dụng đồ của con người sau khi chết sẽ bị vong đeo bám hay gặp xui xẻo, nhưng khoa học cho rằng việc đốt bỏ quần, áo và vật dụng cá nhân của người đã qua đời sẽ tránh được các bệnh truyền nhiễm và nhiễm khuẩn.

Đặc biệt là với những người mắc bệnh năng có thể gây truyền nhiễm trước khi qua đời, việc đốt bỏ áo quần của người bị chết do bệnh truyền nhiễm có thể giúp bản thân người trong nhà tránh khỏi những sự nguy hiểm không đáng có.

Có thờ có thiêng có kiêng có lành“! Việc đốt áo quần người chết là phong tục lâu đời, in sâu vào văn hóa người Việt Nam từ xưa đến nay. Vì vậy, nếu như trong tâm nghĩ là đúng thì nên đốt, còn nếu không thì cũng có thể giữ lại. Hãy xem tiếp phần dưới đây để rõ hơn về việc này.

Đồ của người đã chết nên làm gì?

Ngày xưa, hầu hết các đồ vật tùy thân của người đã mất sẽ được đốt trong nghi thức tang lễ. Điều này giúp đảm bảo rằng vong linh có đầy đủ hành lý cần thiết để bước sang thế giới bên kia một cách dễ dàng. Thời vua chúa phong kiến Trung Quốc người ta còn bắt vợ phải “tuẩn táng” nữa. Và văn hóa Việt Nam cũng ảnh hưởng khá lớn từ văn hóa đó.

Việc áo của người đã mất nên làm gì cần phải xuất phát từ cái “tâm”, tấm lòng của người thân đối với họ nhưng tốt nhất là nên đốt đi. Nếu chiếc áo là một phần gắn kết nào đó cho bạn và người đã khuất và không muốn đốt nó thì cũng có thể giữ lại, thay vào đó hãy dùng áo quan người chết làm bằng vàng mã để đốt.

Nhưng lưu ý: chiếc áo mà bạn muốn giữ lại đã được người chết hứa tặng, cho trước khi chết thì mới được.

Các đồ vật có giá trị cao hoặc có ý nghĩa đặc biệt đối với người thân nên được giữ lại trong gia đình. Tuy nhiên, nếu có anh em họ hàng muốn xin một món đồ nào đó, thì nên thắp ba nén hương và vái lạy trước khi xin và nhờ vong linh cho phép.

Có nên dùng lại đồ của người chết? Đồ dùng người chết!
Có nên dùng lại đồ của người chết? Đồ dùng người chết!

Về các đồ vật hiện đại như điện thoại, xe máy, ô tô, xe đạp hoặc các đồ vật công nghệ khác, thì không nên đốt chúng mà nên sử dụng mô hình bằng vàng mã để đốt thay thế. Điều này giúp tránh việc đốt cháy các chất độc hại và giúp bảo vệ môi trường vừa tránh lãng phí.

Nói chung, người thân nên đốt các đồ vật tùy thân trong nghi thức tang lễ, giữ lại những đồ vật có giá trị cao hoặc ý nghĩa đặc biệt, và sử dụng mô hình bằng vàng mã để đốt các đồ vật hiện đại.

Những dùng đồ của người đã mất không nên để lại

Trong quá trình tắm rửa và chuẩn bị cho nghi lễ tang phục, những vật dụng tùy thân như lược, khăn, kính, nên được cất giữ lại. Những vật dụng này có thể có giá trị tinh thần đặc biệt với người thân của người đã qua đời. Vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng chúng ta nên đốt cùng người chết để vong linh của họ được thanh thản và không phải quay lại tìm đồ.

Những đồ vật tùy thân như áo quần, giường chiếu, và ảnh của người bị chết tốt nhất nên đem hỏa táng cùng họ. Việc này giúp cho vong linh của họ được giải thoát và không bị bám đeo lại trên các đồ vật này. Điều này cũng giúp cho người thân của người đã qua đời không phải lo lắng về việc dùng lại những đồ vật này.

Đối với những di vật kỷ niệm, chúng ta cũng nên đốt cùng người chết. Những vật dụng này có thể gồm các món đồ như bút, sách, hoặc các món đồ khác mà người đã qua đời có tình cảm đặc biệt với chúng. Việc đốt những di vật này giúp cho vong linh của họ không còn bám đeo lại trên những vật dụng này.

Ngoài ra, việc có nên đốt quần áo cũ không cũng được rất nhiều người quan tâm. Vì nghe tới việc đốt áo và quần thì người ta sẽ nghĩ ngay tới việc đốt cho người chết. Cho nên, để giúp bạn đọc an tâm hơn thì Viettoplist sẽ khuyến cáo một số lưu ý sau:

  • Với áo quần cũ nếu muốn vất đi hoặc đốt thì cần phải vấy bẩn (lau nhà, chùi cái gì đó thật bẩn) để ma quỷ không thể sử dụng (mặc) lại được. Vì nếu không người chủ nhân của áo ấy sẽ bị nhiễm bệnh lạ không lý do hoặc gặp vận xui.
  • Nếu có thể thì có thể quyên tặng cho những người khó khăn hơn ví dụ những người nghèo ở các khu vực dân tộc thiểu số, họ thực sự rất cần quần, áo. Về cơ bản là quần, áo cũ có thể chuyển từ người này sang người khác sử dụng nhưng không nên để cho ma quỷ mang.

Quan điểm nhà Phật

“Trong 100 ngày sau khi chết không nên phân phát hay định đoạt các vật dụng tài sản cá nhân của người đã mất, nếu có vật dụng tốt nhất là dành cho việc phúc thiện, như bán chia tiền cho người nghèo, phóng sinh tu phúc, cúng đèn, hồi hướng cho người đã khuất.“

Kết luận

Khi người thân mất, việc đốt đồ vật tùy thân trong nghi thức tang lễ là cách để tôn vinh linh hồn người đã chết và giúp họ an nghỉ. Điều quan trọng là tôn trọng và làm đúng các nghi thức truyền thống, cũng như đảm bảo an toàn cho mọi người trong quá trình đốt. Hãy cẩn trọng và suy nghĩ kỹ trước khi quyết định đốt bất cứ đồ vật nào.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang mục đích tổng hợp thông tin để tham khảo, mọi nội dung được tạo ra thông qua việc khảo sát ý kiến, lời khuyên và đánh giá từ các bậc chuyên gia và người có kinh nghiệm trong văn hóa Việt. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ chúng tôi.

Xem thêm:

Tag: con ngươ; sao việt;  ảnh bảo; văn khấn; truyện kinh; phút trước;  tin tức

4.8/5 - (21 bình chọn)

Vô Minh

Gọi tôi là Vô Minh Thiền Sư. Vô trong không. Minh trong sáng. Thiền Sư chỉ là cách gọi. Thực ra tôi chỉ không là gì cả, thân thể này chỉ là tạm bợ mà thôi.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button