Lễ nhập quan là gì? Nghi thức nhập quan cho người chết.

Lễ nhập quan là một trong những bước khá quan trọng trong lễ tang cho người mới mất. Nó được tiến hành sau khi hoàn tất nghi thức khâm liệm, hai nghi thức này khá quan trọng và thường được thực hiện sát với nhau cùng một lúc, liền kề nhau.

Lễ nhập quan là gì?

Lễ nhập quan là nghi lễ trong tang lễ giúp đưa thân xác của người mới chết vào quan tài đúng với phong tục của người Việt, việc này sẽ giúp người mới chết có thể yên nghĩ và không bị quấy rầy, lễ này cần được thực hiện đúng theo hướng dẫn nếu không sẽ xảy ra một số chuyện tâm linh không may mắn.

Việc nâng thi hài lên bằng 4 góc của tấm vải tạ trước khi đưa vào hòm thể hiện lòng tri ân và kính trọng đối với người đã khuất. Đối với nam giới, thi hài sẽ được nâng lên 7 lần, còn đối với nữ, sẽ nâng lên 9 lần, biểu thị cho số vía.

Ở một bên, những chi tiết như đôi đũa được cắm vào chén cơm úp tròn tượng trưng cho việc phòng chống tà ma và những vong hồn muốn làm hại người đã mất.

Quan tài phải quay đầu ra ngoài để đảm bảo rằng linh hồn người đã mất không lạc hướng mà có thể quay về nơi an nghỉ cuối cùng. Những nghi lễ và tâm linh trong lễ tang thể hiện sâu sắc tôn giáo và truyền thống văn hóa của người Việt, tạo nên một không gian thiêng liêng và đầy cảm xúc trong nghi lễ mai táng người chết.

Nghi lễ nhập quan cho người chết được tiến hành như sau

Lễ khâm niệm  - lễ nhập quan thiền sư Thích Nhất Hạnh
Lễ khâm niệm thiền sư Thích Nhất Hạnh

Để tiến hành lễ nhập quan thì có hai bước quan trọng là phục hồn và nhập quan. Hai bước này được thực hiện ngay sau thực hiện xong lễ khâm niệm.

Phục hồn

Nghi thức phục hồn là một trong những giai đoạn quan trọng trong nghi lễ tang lễ của người Việt. Sau khi hoàn thành quá trình khâm liệm, gia đình và người thân chuẩn bị cho nghi lễ phục hồn. Thường thì thầy cúng sẽ đứng trước ban thờ vong thực hiện lễ này.

Quá trình bắt đầu bằng việc thầy cúng thắp hương và gõ mõ, đồng thời khấn cầu. Nội dung khấn cầu thông báo với thiên đình rằng có người trong thế gian đã khuất, xin được ghi tên vào sổ thiên tào. Điều này có ý nghĩa để báo cáo cho các thần linh và thần tiên biết và đồng thời kêu gọi hồn linh đi vào thiên giới.

Nhập quan

Lễ nhập quan là một trong những bước quan trọng trong việc tổ chức tang lễ của người Việt. Trước khi tiến hành nhập quan, gia đình thường thực hiện lễ phạt mộc để trừ khử lũ ma quái và tránh ám hại người chết cũng như tai họa cho tang gia. Lễ phạt mộc thường bằng cách cầm nén nhang đang cháy, đọc chú và chém khẽ vào áo quan 3 nhát.

Sau đó, quan tài sẽ được chuẩn bị bằng cách miết kín các mạch hở và rải một lớp chè bồm hoặc gạo nếp rang cháy dưới đáy quan tài. Lớp chè bồm hoặc gạo nếp rang cháy này có vai trò hút hơi ẩm từ thân thể thi thể thoát ra, giữ cho thi thể luôn khô ráo. Thường người ta đặt những tờ giấy bản có đục lỗ để ngăn cách phần chè bồm với thân thể người chết, để hút ẩm một cách hiệu quả.

tại sao gọi là đám ma

Khi thực hiện lễ nhập quan, thân nhân sẽ đứng theo thứ tự gần rồi đến xa, trên rồi đến dưới quanh quan tài để thực hiện lễ nhập quan. Xưa có quy định vị trí đứng của con trai và con gái, và những người “kỵ tuổi” với người chết và giờ chết trong vòng con cháu ruột thịt phải lánh mặt ra chỗ khác, để phòng ngừa tai họa về sau.

Người thực hiện nhập quan sẽ dùng tấm vải tạ quan hoặc 3 đoạn dây luồn ở dưới thi thể để nhẹ nhàng đặt thi hài vào quan tài. Việc này được thực hiện cẩn thận và tôn trọng để đảm bảo tính trang trọng và tâm linh của nghi lễ tang lễ trong văn hóa Việt. Nghi thức Nhập quan đóng vai trò quan trọng trong việc đưa linh hồn người đã khuất vào quan tài, chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của nghi lễ tang lễ.

Khi đã đặt thi hài vào quan tài, cần chuẩn bị một số vật liệu như gối bông nhỏ, giấy bản gấp lại hoặc vải mềm nhiều lớp để kê, đệm và lót bên trong quan tài (nếu quan tài rộng). Như vậy sẽ giúp cho thi thể cố định trong quan tài, tránh lắc lư và xê dịch trong quá trình di quan.

Đặc biệt, phải kê lót phía đầu quan tài thật chu đáo và phần đầu phải cao hơn phần chân. Nếu trong quan tài còn chỗ trống, có thể bỏ thêm quần áo, giày dép và đồ dùng thường ngày của người quá cố để khi đậy nắp quan tài, nó vừa khít và khi di quan thi hài sẽ không xê dịch. Phong tục cũng đòi hỏi không thể thiếu một bộ tam cúc bỏ vào trong ván quan tài để trừ trùng.

Sau khi nhập quan xong, phải đậy nắp quan tài (chưa đóng cá hoặc đóng đinh ở ván thiên), đề phòng có trường hợp chỉ mới chết lâm sàng (nắp quan tài được đóng khít lại lúc đưa tang). Sau khi hoàn tất việc bỏ xác người vào thì trên quan tài sẽ được cố định lại bằng 3 đoạn dây mây hoặc dây làm từ cây tre, đây là một hình thức làm phép tránh quỷ nhập trong quan niệm xưa.

Từ lúc này, những con cháu kiêng tuổi được phép trở về để cùng với mọi người thực hiện nghi lễ tang. Linh cữu được đặt ở gian chính, đầu ở phía trong và chân ở phía ngoài. Trong trường hợp nhà chỉ có một phòng thì linh cữu phải đặt chếch sang một bên, tránh đặt giữa nhà. Nếu người chết còn cha mẹ sống, linh cữu phải đặt ở gian bên cạnh, trên đầu có quàn khăn tang cho cha mẹ.

Sau khi lễ nhập quan kết thúc, sẽ tiến hành lễ thành phục. Trước lễ này, con cháu còn được phép lấy vợ hoặc lấy chồng, gọi là “cưới chạy tang”, nhưng không được để quá 3 ngày. Các đồ dùng tiếp xúc với người chết như quần áo, chăn màn, giường chiếu phải được đem thả xuống sông hoặc đốt đi, nhằm tránh việc tái sử dụng và mang lại điều xui xẻo cho gia đình.

Những lưu ý khi thực hiện lễ nhập quan cho người mất

Những lưu ý quan trọng khi tiến hành nghi thức khâm niệm và nhập quan trong văn hóa Việt:

Chuẩn bị đầy đủ vật dụng quan tài trước khi làm lễ nhập

Chuẩn bị đầy đủ vật liệu kê, đệm và lót bên trong quan tài để đảm bảo thi thể cố định một khối với quan tài, tránh lắc lư và xê dịch trong quá trình di quan.

Chú ý khoảng trống khi nhập xác vào quan tài

Đặc biệt quan tâm đến việc kê lót phía đầu quan tài và phải đảm bảo phần đầu cao hơn phần chân. Cần chú ý không để chỗ trống trong quan tài, có thể để thêm quần áo, giày dép, để tiền lẻ và đồ dùng thường ngày của người quá cố để đậy nắp quan tài vừa khít, tránh xê dịch khi di quan.

Quan tài cần được đóng chặt sau khi nhập

Sau khi nhập quan, chắc chắn đậy nắp quan tài cẩn thận bằng băng keo hoặc keo silicon để mùi tử thi không khói thoát ra ngoài.

Trong quá trình tiến hành nghi thức, không nâng thi hài trực tiếp bằng tay để nhập quan, sử dụng tấm vải tạ quan hoặc đoạn dây luồn để đặt thi thể vào quan tài hay nhập quan.

Tránh tuổi kỵ trong khi nhập quan

Chú ý xem tuổi kỵ với người chết và những người trùng hoặc hợp với người chết phải tránh ra khi tiến hành nghi thức nhập quan để tránh xui xẻo và bảo vệ tinh thần.

Trong quá trình diễn ra lễ nhập quan, không được phép cười đùa, phải tôn trọng và cảm thông với cảm xúc của gia đình tang lễ.

Chú ý không cho vật nuôi lại gần quan tài

Người nhà nên cẩn trọng chú ý không cho vật nuôi trong nhà lại gần quan tài vì nhiều lý lo tâm linh khó giải thích.

Tôn trọng nghi lễ, và làm đúng các tình trự mà thầy Pháp hướng dẫn

Nghi thức lễ nhập quan là một nét đẹp trong phong tục tập quán văn hóa Việt mà người xưa để lại, nó là một nghi lễ trang trọng và tôn nghiêm, đánh dấu bước chuyển giao từ cuộc sống trần tục sang cuộc sống sau khi ra đi. Lễ nhập quan không chỉ là một nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt mà còn thể hiện tôn kính và quan tâm đến linh hồn của người đã khuất.

Tóm lại, lễ nhập quan giữ cho văn hóa Việt luôn tồn tại và lan tỏa từ đời này qua đời khác, là một phần không thể thiếu trong sâu sắc và đa dạng của văn hóa dân tộc. Dù bạn là người mê tín hoặc không tin ma quỷ thì cũng nên tôn trọng nghi thức này vì nó là truyền thống của người Việt Nam. Nếu không thể lo chu toàn việc hậu sự cho hương linh từ lúc ở nhà cho đến khi ra nghia trang thì tốt nhất gia đình nên thuê dịch vụ trọn gói, hiện nay các dịch vụ này xuất hiện khá nhiều và họ cũng khá am hiểu các phong tục này.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang mục đích tổng hợp thông tin để tham khảo, mọi nội dung được tạo ra thông qua việc khảo sát ý kiến, lời khuyên và đánh giá từ các bậc chuyên gia và người có kinh nghiệm trong văn hóa Việt. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ chúng tôi.

Bài viết liên quan:

Tag: giới hương;  thỉnh hương;  hương vân;  vân thỉnh; viên bình; thích thiện; quản; ta bà ha; quán;

Rate this post

Vô Minh

Gọi tôi là Vô Minh Thiền Sư. Vô trong không. Minh trong sáng. Thiền Sư chỉ là cách gọi. Thực ra tôi chỉ không là gì cả, thân thể này chỉ là tạm bợ mà thôi.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button