Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa lâu đời điều này hầu như ai cũng biết. Mặt khác, Phật giáo đã được du nhập vào nước ta từ cách đây rất lâu và đó cũng là lý do xuất hiện các ngôi chùa lớn ở VN ngày nay. Các ngôi chùa lớn nhất Việt Nam có thể kể đến là chùa Tam Chúc (Hà Nam), chùa Bái Đính, chùa Hương, Thiền Viện Trúc Lâm,… vì ở đó không chỉ có một chùa mà là các quần thể chùa tạo thành những khu du lịch văn hóa nỗi bật ở nước ta.
Nhưng hiện tại, có một chùa được cho là chùa to nhất Việt Nam được giới truyền thống và đông đảo Phật tử trong nước biết đến.
Tham khảo:
Chùa lớn nhất Việt Nam
“Chùa Tam Chúc – Hà Nam được xem là chùa có diện tích xây dựng nhất thế giới tính đến hiện tại. Nằm cách Hà Nội khoảng 70 km, chùa này chiếm 144 ha và quần thể của nó khá rộng lên tới hơn 500 ha trong tổng diện tích 5.100 ha của Khu du lịch quốc gia Tam Chúc – Hà Nam. Đây là một điểm du lịch có quy mô vô cùng lớn, tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa du lịch sinh thái hấp dẫn.
Tam Chúc ở tỉnh Hà Nam thực sự là một điểm đến hấp dẫn cho du lịch. Nơi này có sự kết hợp giữa thiên nhiên tươi đẹp với các công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo. Du khách có thể tham quan đập Tam Chúc, dạo chơi bên bờ hồ, thăm các ngôi chùa và cổng trời, cũng như tìm hiểu về văn hóa Phật giáo của Hà Nam. Đây cũng là nơi thích hợp cho việc tìm kiếm sự thư giãn và bình an trong không gian thiên nhiên yên tĩnh.
Tam Chúc – Hà Nam không chỉ đơn thuần là một chùa với kiến trúc độc đáo, mà còn thể hiện sự kết nối mạnh mẽ giữa kiến trúc và thiên nhiên. Kết hợp với Chùa Hương ở Hà Nội và Chùa Bái Đính ở Ninh Bình, ba chùa này đã tạo nên một trục du lịch vô cùng đặc biệt tại nước ta.
1. Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa có diện tích xây dựng lớn nhất thế giới?
Chùa Tam Chúc thuộc địa phận tỉnh Hà Nam nên thường được gọi là Chùa Tam Chúc Hà Nam, cách Hà Nội 70 km, là chùa lớn ở VN và cả thế giới thời điểm hiện tại. Chùa không chỉ to lớn về diện tích mà còn toát lên vẻ trang nghiêm và thanh bình, kết hợp hài hòa giữa tâm linh và thiên nhiên khiến cho khách du lịch thập phương phải lưu luyến khi tới đây.
Cảnh đẹp nơi đây là món quà của thiên nhiên. Chùa Tam Chúc – Hà Nam được bao quanh bởi dãy núi đá vôi và rừng tự nhiên.
Điều ấn tượng nhất khi du lịch ở chùa này là mặt hướng hồ Tam Chúc với 6 hòn đảo đá nổi lên trên mặt hồ tạo nên cảnh quan hùng vĩ và thanh bình. Cảm giác yên bình, mịt mờ trong không gian thiên nhiên khiến du khách như đắm chìm trong thế giới Phật giáo.
Kiến trúc của Chùa Tam Chúc Hà Nam cũng đầy ấn tượng. Điện Quan Âm thờ Phật nghìn tay nghìn mắt tạo nên không gian trầm mặc, tĩnh lặng. Điện Tam Thế, với 3 tầng mái cong theo kiểu truyền thống, là tòa đại điện rộng nhất, đủ chỗ cho 5.000 Phật tử hành lễ cùng lúc. Một điểm du lịch nổi tiếng ở chùa Tam Chúc – Hà Nam là chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh, tượng trưng cho sự cống hiến và kiên trì, được xây dựng bằng 2.000 tấn đá khối granite đỏ.
Chùa Tam Chúc – Hà Nam không chỉ là điểm du lịch, mà còn là nơi thể hiện tâm linh và niềm tin. Chùa thờ các vị Sư Tổ Đạt Ma, thiền sư Nguyễn Minh Không, thiền sư Khuông Việt, hòa thượng Thích Thanh Tứ và nhiều vị quốc sư khác. Sự kiện Lễ Phật Đản Vesak của Liên Hiệp Quốc năm 2019 đã đưa hình ảnh chùa đến với nhiều người trong và ngoài nước.
Khu du lịch Tam Chúc là việc làm đầy ý nghĩa không những thu hút quý Phật tử mà còn có rất nhiều du khách tham quan du lịch là người nước ngoài, thập phương trên cả nước.
- Tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0_Nam
2. Chùa Hương – Chùa lớn ở Việt Nam thuộc địa phận Ninh Bình
Chùa Hương là một chùa lớn nhất ở nước ta, gồm quần thể du lịch văn hóa rộng lớn gồm nhiều chùa cổ với không gian và kiến trúc độc đáo. Tọa lạc tại quần thể danh thắng Hương Sơn, chùa Hương là một điểm hành hương nổi tiếng, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm và nhiều nhất là vào các ngày rằm trong năm như tháng giêng, tháng bảy hoặc tháng mười. Quần thể danh thắng này rộng gần 4.000 ha và nằm trong vùng non xanh nước biếc, tạo nên sự hài hòa tuyệt vời giữa di tích lịch sử và thiên nhiên hùng vĩ.
Các địa điểm du lịch ở chùa Hương phải kể đến như Bến Đục, Đền Trình, Suối Yến, Chùa Thiên Trù, đến Động Hương Tích và Chùa Giải Oan, mỗi địa điểm đều mang một giá trị về kiến trúc riêng, tạo nên một hành trình kết nối con người và thiên nhiên.
Chùa Hương Sơn không chỉ là nơi du lịch lý tưởng mà còn là điểm đến cho những người muốn khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và kiến trúc, mà còn là nơi mà họ có thể tìm kiếm sự tĩnh lặng, tìm lại bình an trong tâm hồn.
3. Chùa Bái Đính – Chùa có tượng Di Lặc bằng đồng lớn nhất châu Á
Chùa Bái Đính là một chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam, nằm tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình với diện tích đất rộng lớn khoảng hơn 1700 ha. Trong đó khu chùa Bái Đính mới chiếm có diện tích rộng 80 ha và khu chùa Bái Đính cổ trải dài với diện tích rộng là 27 ha.
Chùa này nằm ở phía bắc quần thể danh thắng Tràng An, cách 15km thành phố Ninh Bình 15km và 95km với thủ đô Hà Nội. Chùa Bái Đính là một địa điểm du lịch không chỉ đẹp bởi kiến trúc độc đáo mà còn hòa quyện với bức tranh thiên nhiên hùng vĩ.
Chùa Bái Đính ngoài khả năng thu hút khách du lịch thập phương ra thì còn nắm giữ nhiều kỷ lục ấn tượng khác, và hiện tại, nó cũng là một chùa có quy mô và diện tích lớn tại VN. Khu chùa Bái Đính cổ với các điểm di tích lịch sử gồm các chùa như Hang Sáng, Hang Tối, đền thờ Thánh Nguyễn và đền thờ thần Cao Sơn là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc.
Chùa Bái Đính không chỉ là một ngôi chùa lớn, mà còn là một khu du lịch sở hữu những nét độc đáo ân tượng về kiến trúc và tâm linh. Chùa có khu hành lang tượng La Hán dài nhất châu Á, với hàng trăm tượng La Hán chạm khắc tinh xảo, là một nét ấn tượng tại chùa. Điều đặc biệt nữa ở chùa này là tượng Di Lặc bằng đồng to nhất châu Á, tượng này đại diện cho sự may mắn và hạnh phúc.
Chùa Bái Đính từ lâu đã trở thành một khu vực du lịch linh thiêng, nơi tôn thờ Phật giáo, thần thánh và tín ngưỡng. Từ ngày sáng lập bởi Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không, chùa Bái Đính đã trải qua hàng thế kỷ và vẫn giữ vững vị thế của một ngôi chùa vĩ đại trong văn hóa nước Nam xưa. Với sự rộng lớn đáng kinh ngạc, kiến trúc đa dạng, chùa Bái Đính trở thành một đích tham quan hấp dẫn cho du khách mong muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa Việt Nam.
Đây được xem là một điểm đến du lịch nổi tiếng, thu hút rất nhiều khác tham quan, thắp hương vào mỗi dịp lễ Tết.
4. Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt – Ngôi chùa lớn ở miền Nam nước ta
Chùa Trúc Lâm Đà Lạt nằm tại Đà Lạt, Việt Nam, thuộc dòng Trúc Lâm Yên Tử. Chùa được xây dựng trên một diện tích lớn tới 30ha, chùa này đã trở thành một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng tại Đà Lạt. Với vị trí đắc địa, nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 7 km, chùa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm.
Truyền thuyết về việc xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt kể về một giấc mơ của ngài Thích Thanh Từ vào năm 1986. Trong giấc mơ đó, ngài thấy mình ôm cổ Phụng Hoàng bay vút lên và sau khi tỉnh giấc, ngài đã có ý niệm xây dựng một nơi du lịch tại Đà Lạt với khí hậu mát mẻ và phong cảnh tuyệt đẹp. Ngài đã vẽ phác thảo chùa và tìm địa điểm thích hợp để xây dựng. Sau khi tìm đến khu vực Hồ Tuyền Lâm, ngài đã thuận theo ý niệm của mình và tiến hành các thủ tục xin cấp đất để xây dựng chùa.
Chùa Trúc Lâm Đà Lạt không chỉ là chùa đơn thuần mà còn là một địa điểm du lịch văn hóa với công trình kiến trúc ấn tượng và độc đáo. Với không gian xanh mướt của cây cối, hoa lá, chùa mang đến một không gian yên bình và thư thái. Cảnh quan tại đây càng tôn thêm vẻ đẹp bởi sự bao bọc bởi những cánh rừng thông bạt ngàn xung quanh.
Để đến chùa Trúc Lâm Đà Lạt, bạn có thể di chuyển dễ dàng từ trung tâm thành phố, đi qua các cảnh quan thiên nhiên đẹp của Đà Lạt. Cung đường đi đến chùa khá rộng và thích hợp cho mọi phương tiện di chuyển như xe máy, xe ô tô và xe khách. Trên đường đi, bạn có cơ hội ngắm nhìn rừng thông và thấy hồ Tuyền Lâm với vẻ đẹp tuyệt vời.
Nhờ vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ và không gian yên bình, chùa Trúc Lâm Đà Lạt đã trở thành một điểm đến phổ biến cho khách du lịch muốn tìm kiếm sự thư thái và tĩnh lặng tại Đà Lạt. Đây là một chùa đẹp rộng và là địa điểm du lịch cho những ai muốn hướng về Phật, muốn tâm bình an hay muốn ở một mình.
5. Quần thể chùa Yên Tử – Quần thể di tích thắng cảnh du lịch được yêu thích
Quần thể chùa Yên Tử là một bức tranh tôn giáo, văn hóa và thiên nhiên hùng vĩ, tỏa sáng từng góc cạnh của dãy núi. Theo thông tin được biết, diện tích khu vực quần thể chùa khoảng 9.295 ha, khu vực này bao gồm nhiều công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo và lịch sử phong phú. Đường từ chân đồi Đỏ lên đỉnh núi Yên Tử trải dài, đầy biến đổi, kết hợp với những công trình chùa được xây dựng độc đáo tạo nên một không gian kiến trúc độc đáo.
Khu di tích cũng là những nơi được khách du lịch tìm đến để “check in” bao gồm nhiều ngôi chùa, am và tháp được xây dựng từ thời Lý, tạo thành một hệ thống tôn giáo ấn tượng. Nơi đây được chọn làm nơi khai trương thuyết pháp và trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo nước Đại Việt trong thời vua Trần Nhân Tông. Chùa Vĩnh Nghiêm không chỉ là một chùa lớn với danh tiếng lưu truyền qua các thời kỳ lịch sử ở miền Nam, mà còn là nguồn gốc của Thiền phái Trúc Lâm – một dòng thiền lớn của Việt Nam.
Từ chùa Bí thượng, chùa Suối Tắm, Chùa Cầm Thực, Chùa Lân, Chùa Giải Oan, Chùa Hoa Yên đến các khu di tích khác như Khu Tháp Hòn Ngọc, Khu Tháp Tổ, Chùa Một Mái, Am Ngự Dược và rất nhiều công trình khác, mỗi nơi mang một dấu ấn lịch sử riêng.
Chùa Bảo Sái, Chùa Vân Tiêu, Chùa Đồng đều thể hiện tính đa dạng về kiến trúc và vị trí địa lý, tạo nên sự phong phú trong không gian của quần thể chùa.
Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc – Thanh Mai thêm phần bổ sung cho bức tranh toàn cảnh của khu di tích này. Côn Sơn với đền thờ hùng vĩ, Kiếp Bạc với tượng Phật đồ sộ và Chùa Thanh Mai là những điểm nổi bật về tôn giáo và văn hóa trong khu vực này.
Không chỉ là một điểm du lịch nổi tiếng mà còn là một phần quan trọng của lịch sử, văn hóa của người An Nam xưa. Sự rộng lớn của nó không chỉ nằm trong diện tích đất đai mà còn bao gồm cả sự phong phú về kiến trúc của dân tộc ta.
6. Chùa Ba Vàng – Chùa có chính điện lớn nhất Việt Nam nằm ở Quảng Ninh
Chùa Ba Vàng là một chùa lớn tại nước ta, theo thông tin được biết thì diện tích là 21,8 hecta. Trong số này, diện tích đất dành cho công trình xây dựng chiếm 1,16 hecta, diện tích đất cây xanh cảnh quan là 16,7 hecta và diện tích đất hạ tầng kỹ thuật là 3,4 hecta.
Sau một quá trình xây dựng kéo dài 3 năm, chùa đã hoàn thiện một loạt hạng mục ấn tượng, bao gồm Chánh điện Đại Hùng Bảo Điện (chiếm diện tích 4.500 m2), lầu chuông (112 m2), lầu trống (112 m2), hành lang La Hán (200 m2), bảo tàng (700 m2), thư viện (700 m2), nhà tăng (1.600 m2), thiền đường (960 m2), cổng đá, cổng Tam Quan Trung, cổng Tam Quan Nội, và một số công trình phụ khác.
Chùa Ba Vàng đã tổ chức một lễ khánh thành trọng đại và đã chính thức nhận được giấy chứng nhận kỷ lục “Chùa trên núi có chính điện rộng nhất Đông Dương”. Bên trong chính điện, các hoạ tiết hoa văn được thực hiện bằng màu vàng, tạo nên một bức tranh rực rỡ và tinh tế.
Tham khảo:
7. Chùa Linh Ứng Sơn Trà – Chùa lớn nhất ở miền Trung
Chùa Linh Ứng Đà Nẵng Sơn Trà là một trong những chùa có diện tích rộng nhất tại Việt Nam, với khoảng 20ha, và nó bao gồm một loạt các công trình ấn tượng như tháp xá lợi, chánh điện, giảng đường, hậu tổ, tăng xá và nhiều phạm vi khác. Chùa cách sân bay Đà Nẵng khoảng 15km và mất khoảng nữa tiếng đồng hồ để đi xe tới đây.
Kiến trúc của ngôi chùa được thể hiện một cách tinh tế và tỉ mỉ. Chánh điện được trang trí bằng mái ngói hình rồng, được bao quanh bởi những trụ cột vững chãi. Những tượng pho trong chùa được khắc khắc chạm rất tinh xảo, toát lên sự sống động. Chùa Linh Ứng Sơn Trà Đà Nẵng là nơi thu hút khách du lịch, nó thể hiện sự hòa quyện hài hòa giữa kiến trúc truyền thống và vẻ đẹp tinh tế của kiến trúc hiện đại. Đặc biệt, nơi chùa Linh Ứng tự hào sở hữu tượng Quan Thế Âm cao nhất tại Việt Nam, với chiều cao lên đến 67m – tương đương với một tòa nhà 30 tầng.
Tượng Phật Quan Thế Âm được vẽ hướng về biển, một tay cầm bình nước cam lồ, một tay bắt ấn tam muội. Bên trong tượng có tới 17 tầng, mỗi tầng chứa 21 bức tượng Phật. Tượng Phật Quan Thế Âm đứng trên đài sen khổng lồ, mang đến một không gian trang nghiêm và linh thiêng cho ngôi chùa Linh Ứng Bãi Bụt. Khi thăm chùa Linh Ứng, khách du lịch sẽ bị cuốn hút bởi không gian yên bình và tĩnh lặng. Sự kết hợp giữa biển cả, núi rừng và kiến trúc chùa tạo nên một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Tuy nhiên, cần chú ý nên đi đến đây đúng giờ mở cửa và nếu đi xe thì mua vé ngay dưới cổn chùa.
Vị trí của ngôi chùa cũng rất đặc biệt. Chùa hướng ra biển rộng lớn, với sự bao quanh của cánh rừng nguyên sinh và vách núi hùng vĩ. Từ đây, bạn có thể tận hưởng toàn cảnh núi, biển và thành phố Đà Nẵng tươi đẹp. Nếu bạn đang tìm một địa điểm du lịch văn hóa thì chùa Linh Ứng là một nơi lý tưởng, ngoài ra cũng có thể sang Hội An để tham quan thêm nhiều thắng cảnh khác.
8. Chùa Long Sơn – Nha Trang
Chùa Long Sơn – Ngôi chùa Phật Trắng tại Nha Trang. Địa chỉ: Số 22, đường 23 Tháng 10, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang
Chùa Long Sơn, tọa lạc tại thành phố Nha Trang, được biết đến như một ngôi cổ tự có tuổi đời lâu đời nhất trong khu vực này. Điểm đặc biệt của ngôi chùa này chính là bức tượng Phật Trắng ngoài trời, được công nhận là lớn nhất tại Việt Nam theo sổ kỷ lục của GUINNESS. Khuôn viên rộng hơn 3000m2 của chùa Long Sơn được bao quanh bởi nhiều loại cây xanh tạo nên một không gian mát mẻ và yên bình. Tất cả các kiến trúc trong ngôi chùa đều đặc biệt với sự chạm khắc tinh tế và tỉ mỉ, mang đậm dấu ấn của nghệ thuật chùa chiền Á Đông.
9. Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm, xây dựng bắt đầu từ năm 1964, thể hiện một kiến trúc độc đáo trong phong cách thời Lý-Trần và nằm trên một diện tích rộng lớn, lên đến 6.000m2. Nó được biết đến như ngôi chùa lớn nhất tại trung tâm Sài Gòn (TP HCM) và có danh tiếng linh thiêng, đặc biệt với những người tìm kiếm sự thịnh vượng, sức khỏe và bình an cho gia đình của họ.
Tóm lại, chùa Tam Chúc – Hà Nam là ngôi chùa có diện tích kiên cố xây dựng lớn nhất ở nước ta. Những thông tin tham khảo về các ngôi chùa có diện tích lớn tại Việt Nam không chỉ thể hiện qua quy mô vật lý mà còn chứa đựng giá trị nghệ thuật độc đáo. Những không gian thiêng liêng của chùa kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại, tạo nên một bức tranh tôn nghiêm và thanh tịnh phục vụ nhu cầu tìm về với đạo Phật và du lịch của du khách.
Lưu ý rằng, khi đi du lịch đến các địa điểm chùa chiền linh thiêng thì nên cẩn trọng về cách hành xử sao cho đúng chuẩn mực văn hóa Việt, không nên có những hành động “khiếm nhã” không đúng đắn trong không gian chùa chiền. Có câu có “thờ có thiêng, có kiêng có lành“.